Nhà tuyển dụng tìm kiếm phẩm chất nào của ứng viên?

Thứ 5, 12/09/2013 | 09:34 GMT+7

Bạn hiểu rằng nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu đối chiếu giữa kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có với miêu tả công việc? Hay người cầu toàn thành công mà không phải tìm hiểu lý do thất bại?

Thông thường thì các nhà tuyển dụng đánh giá tính cách, quan điểm và phong cách giao tiếp của bạn. Thói quen làm việc và cách nhìn nhận bản thân trong mọi mối quan hệ với chính đồng nghiệp trong công ty, thêm vào đó là sự tiếp cận văn hóa và môi trường làm việc của họ.

Những kinh nghiệm sơ bộ thực tiễn này không bao giờ có trong hồ sơ xin việc hay hồ sơ của bạn trên các trang web tuyển dụng và càng không phải là những thông tin hỏi trực tiếp. Tuy nhiên, những câu hỏi thái độ và cách suy nghĩ thường chiếm một phần không nhỏ trong phỏng vấn. Câu trả lời của bạn sẽ ra sao?

Trong các quy trình tuyển dụng họ sẽ tìm kiếm ở các ứng viên những phẩm chất mà bạn không ngờ tới! Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Dưới đây là một vài phẩm chất mà các nhà tuyển dụng đề cao và tìm ở ứng viên kèm theo những câu hỏi thường gặp trong cuộc phỏng vấn. Bạn có sở hữu những phẩm chất đó?

1. Sự cảm thông

Bạn chăm chút cho công việc nhưng đừng quên quan tâm tới những con người mà bạn sẽ tương tác cùng. Có thể trong cùng ekip!

Bạn sẽ được nghe những câu hỏi xung quanh vấn đề cách nhìn nhận và hành động thực tế trong giao tiếp đại loại như:

- Hãy kể cho tôi nghe một lần anh/chị giúp đỡ ai đó trong công việc theo cách riêng của mình?

- Có khi nào một đồng nghiệp của anh/chị có những hành động làm tổn thương tới người khác? Anh/chị đã làm gì khi đó?

2. Chung sức chung lòng

Bạn có sẵn sàng hỗ trợ người khác trong công việc được giao, và bạn sẽ làm gì để hiểu biết nghề nghiệp và các kỹ năng?

- Anh/chị đã bao giờ được người khác hướng dẫn, chỉ bảo trong công việc chưa? Hãy kể cho tôi nghe về trải nghiệm đó. Việc làm nào của họ giúp ích cho anh/chị nhiều nhất, và anh/chị đã phản ứng ra sao?

- Anh/chị đã giúp người khác (có thể là quản lý từ một nhân viên yếu kém trở thành một người hiệu quả) trong ê kíp như thế nào? Anh chị đã làm gì để đạt được kết quả đó?

3. Kỹ năng tương tác

Cách bạn xử lý các mối xung đột cá nhân và vai trò của bạn trong các mối xung đột đó. Đây cũng là một kỹ năng cần có đòi hỏi trong giao tiếp. Nhà tuyển dụng muốn tuyển những người sống phong cách và hòa đồng với mọi người trong cùng công ty!

- Anh/Chị phải làm việc với một ai đó mà mình không thích? Anh/Chị không thoải mái về vấn đề gì từ họ và Anh/Chị giải quyết vấn đề như thế nào?

- Anh/Chị cảm thấy thoải mái nhất khi làm việc với những người như thế nào và tại sao?

- Đã bao giờ Anh/Chị phải làm việc với những người khó hòa hợp với người khác? Anh chị giải quyết tình huống đó như thế nào?

4. Định hướng và sáng tạo

Nhà tuyển dụng tìm kiếm những người có khả năng tự “phân phối việc” cho bản thân thay vì chỉ chờ đợi người khác chỉ đạo hay yêu cầu. Để xác định bạn có phẩm chất tự giác này hay không bạn sẽ trả lời ra sao?

- Anh/Chị đã bao giờ đề nghị cách giải quyết công việc mới với cấp trên? Điều gì đã thúc đẩy Anh/Chị có được giải pháp đó?

- Anh/chị đã bao giờ lấy nhu thắng cương trong cá nhân? Điều gì thúc đẩy anh chị làm được việc đó và anh chị đã làm như thế nào?

5. Sự linh hoạt và khả năng thích nghi

Sự thay đổi về môi trường trong các công ty gần như là thường xuyên và linh động. Các chính sách, ưu tiên và thủ tục đi kèm văn hóa công ty luôn cần lường trước, kể cả các điều kiện bên trong hay bên ngoài. Bạn có thể thích nghi nhanh chóng?

- Anh/Chị hãy kể về lần mà một thay đổi lớn diễn ra nơi làm việc của anh/chị. Anh/chị đã phản ứng như thế nào khi biết sự kiện này?

- Anh/chị đã bao giờ được yêu câu thay đổi cách thức làm việc đã quen thuộc trong nhiều năm, cho dù anh/chị biết là cách làm cũ phù hợp với mình. Anh/chị phản ứng thế nào và kết quả ra sao?

Thường thì những câu hỏi như vậy không có câu trả lời chính xác và rõ ràng. Song, nhà tuyển dụng lại nhìn rất rõ cách bạn nghĩ và cách bạn hành động ra sao? Thêm vào đó, các câu trả lời của bạn cũng đánh giá luôn suy nghĩ bản thân và khả năng được nhận vào làm việc.

Hãy dành thời gian để tìm hiểu những phẩm chất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên và chiếu vào bản thân bạn. Từ đó, bạn có thể rút ra được những câu chuyện từ trải nghiệm của mình để chứng minh trong cuộc phỏng vấn là bạn có những phẩm chất đó! Kenh Tim Viec chúc bạn thành công!

Chia sẻ