Cơ hội việc làm cho sinh viên khối xã hội

Thứ 4, 21/08/2013 | 17:01 GMT+7

Vấn đề tìm kiếm việc làm của các SV nhóm ngành xã hội đã kéo theo hàng loạt hệ lụy như lượng hồ sơ đăng ký dự thi khối C sụt giảm liên tục trong những năm gần đây. Tuy nhiên

Theo các chuyên gia tuyển sinh của Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia Hà Nội) khẳng định, cơ hội việc làm của các SV tốt nghiệp một số ngành xã hội không thấp như mọi người tưởng. 

Lợi thế lớn cho trình độ ngoại ngữ

TS Bùi Thành Nam, phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học Trường ĐH KHXHNV cho biết, theo khảo sát mới nhất được thực hiện với các cựu SV thì Khoa Quốc tế học và Đông phương học của Trường ĐH KHXHNV nằm trong nhóm dẫn đầu về thu nhập của SV sau khi ra trường. Trong các chuyên ngành của khoa, Quan hệ quốc tế có số lượng SV đăng kí học đông nhất, thường chiếm trên 50% tổng số SV trong khoa. SV tốt nghiệp Khoa Quốc tế học có thể làm việc ở các tổ chức phi chính phủ, các vị trí biên tập báo, truyền hình, các viện nghiên cứu, các bộ phận hợp tác quốc tế, đối ngoại của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… Lợi thế của nhóm ngành xã hội nói chung là SV có tố chất và có thời lượng học ngoại ngữ lớn. Đó là yếu tố giúp họ có thêm cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Ảnh minh họa

Khoa Văn học là ngành kén người học, song theo thầy Nguyễn Phúc Anh, bộ môn Hán Nôm, thì ngành này tạo nền tảng rất tốt để SV học thêm các ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Hàn. Sau khi ra trường, hầu hết SV ngành Hán Nôm đều có khả năng sử dụng tốt tiếng Trung và chữ Hán Nôm. Người tốt nghiệp ngành Hán Nôm có thể làm trong các cơ quan nghiên cứu, viện nghiên cứu như Viện Hán nôm, Viện Văn học, Viện Triết học, Viện Tôn giáo, Viện Nghiên cứu lịch sử, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á…

Có thể làm công tác viên hoặc viết báo!

SV thi khối C hiện nay còn có nhiều cơ hội vào ngành Việt Nam học. Đây là một ngành học thích hợp với nhiều loại công việc. TS Nguyễn Thị Nguyệt, phó Chủ nhiệm Khoa Việt Nam học và tiếng Việt cho biết, người tốt nghiệp ngành này có thể dạy các môn xã hội tại các trường ĐH, CĐ, trường phổ thông, nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu, tại các cơ quan nghiên cứu văn hóa, làm nhà tư vấn Việt Nam học hay làm trong ngành du lịch. SV Khoa Việt Nam học cũng có thể làm báo, phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí và truyền thông, các nhà xuất bản…

Nhiều thí sinh khối C e ngại khi chọn ngành lịch sử bởi lo cơ hội việc làm ít ỏi. Song TS Trần Viết Nghĩa, khoa Lịch sử Trường ĐH KHXHNV cho biết, ngành học này có cơ hội việc làm rất rộng. Hiện SV tốt nghiệp ngành Lịch sử đã có việc làm tại trường ĐH, CĐ, các viện nghiên cứu thuộc Viện KHXH Việt Nam, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Lịch sử Đảng… Bên cạnh đó, còn có các cơ quan nhà nước và đoàn thể có sử dụng kiến thức lịch sử như các cơ quan trung ương của hệ thống chính trị, cơ quan báo chí, UBND các cấp, bảo tàng, các trung tâm nghiên cứu lịch sử – văn hóa, các đơn vị quản lý di tích lịch sử, các nhà xuất bản, tạp chí chuyên ngành lịch sử… Với khả năng ngoại ngữ tốt, SV còn có thể xin học bổng ở các trường ĐH nước ngoài như Mỹ, Anh, Pháp… Bởi vậy, SV các ngành xã hội có thể tin tưởng vào cơ hội việc làm nhanh sau khi ra trường, miễn là họ học tốt, tích lũy nền tảng trong quá trình học

Nguồn: Internet

Chia sẻ

Định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp


TOP VIEW