Nên chọn chuyên ngành cầu hay đường trong khi học?

Thứ 5, 11/07/2013 | 16:52 GMT+7

Mai phải đăng ký chọn chuyên ngành học rồi mà đang rất phân vân chưa biết nên chọn học ngành nào cho phù hợp?

mrhwan:

24-07-2013, 12:48 PM Chào ACE, Mình đang học đại học xây dựng năm 3. Mai phải đăng ký chọn chuyên ngành học rồi mà đang rất phân vân chưa biết nên chọn học cái nào? Rất mong anh em đã từng học hay không học khoa này hay có kinh nghiệm nghề nghiệp cho lời khuyên?
Cảm ơn nhiều!
chuyangsing 24-07-2013, 02:14 PM

Bạn học 3 năm rồi mà vẫn chưa có định hướng và yêu thích chuyên ngành nào ư?
- Nếu bạn học các môn cơ sở giỏi, chọn Cầu có lợi thế hơn
- Còn không, chọn Đường cho nhẹ gánh.
Chúc bạn thành công!
mrhwan 24-07-2013, 02:23 PM Lúc trước cũng định chọn Đường cho nhẹ gánh rồi mà đến ngày chọn nhưng không hiểu sao thấy bối rối, hoang mang nên đăng lên đây nhờ anh em phân tích 2 ngành này cho hiểu sâu thêm, lưa chọn cho chắc hơn, kẻo sau lại hối hận
cmckhoi 24-07-2013, 02:46 PM Trước hết phải xem cậu thích cái nào đã. Nếu chọn để sau này đi làm thì tớ thấy như này: tính tình cẩn thận thì nên học cầu, tính cẩu thả thì nên học đường; làm Cầu thì làm 1 chổ, làm đường thì chạy lung tung; Cầu thì nhiều OT, đường thì nhiều mầu mỡ; hộ khẩu TP thì học cầu còn HK tỉnh thì học đường.
dinhthuanxd 24-07-2013, 02:48 PM Học đến năm 3 rồi thì chuyên ngành nào cũng hay cả, chọn cầu thì hay hơn.
mrhwan 24-07-2013, 02:54 PM Bác dinhthuanxd phân tích kỹ được không? Em không học bên cầu đường, cũng không làm cái nay. Nhưng được biết học cầu và làm cầu thì khó hơn đường nhiều, nếu học cầu và làm cầu giỏi thì không lo gì không làm được đường đúng không? Tức là vươn tới cái cao để học hỏi mà lại không lo không làm được đường đúng không? Mà không biết trong tuyển dụng kỹ sư cầu mà xin đi làm đường thì có ok ko nhỉ?
toanDF 24-07-2013, 03:08 PM Hình như các bạn có hàm ý là GIỎI thì học Cầu, k giỏi lắm thì học ĐƯỜNG?
Xưa nay ở trường ĐHGTVT cũng như thế

Tuy nhiên, thực tế lại khác.

Ở các dự án ODA lớn, có yếu tố nước ngoài, thì những vị trí to/quan trọng chúng nó lại yêu cầu Highway Engineer cơ, còn trưng bằng Bridge Engineer ra thì chỉ được làm lính thôi

Vì Highway Engineer ở các nước tiên tiến chắc là đc đào tạo quá ngon, còn ở ta, thì 180 độ ngược lại

Chán chả buồn nói...

P/S: Lời khuyên: Nên học Đường, dù hệ thống ĐH của ta vẫn như xưa, nhưng có cái bằng Highway Engineer ra, sau này ta lại được cưỡi lên đầu lên cổ bọn giỏi hơn!!!
huyhiep 24-07-2013, 03:10 PM Hình như các bạn có hàm ý là GIỎI thì học Cầu, k giỏi lắm thì học ĐƯỜNG?
Xưa nay ở trường ĐHGTVT cũng như thế

Tuy nhiên, thực tế lại khác.

Ở các dự án ODA lớn, có yếu tố nước ngoài, thì những vị trí to/quan trọng chúng nó lại yêu cầu Highway Engineer cơ, còn trưng bằng Bridge Engineer ra thì chỉ được làm lính thôi

Vì Highway Engineer ở các nước tiên tiến chắc là đc đào tạo quá ngon, còn ở ta, thì 180 độ ngược lại

Chán chả buồn nói...
Thì áp dụng cho Việt Nam hoàn toàn đúng mà.
Càng ngu thì làm càng to :D.
mrhwan 24-07-2013, 03:17 PM Admin va anh Huy hiep khuyên nghe sướng tai nhỉ? Nhưng mà mục đích chính của sinh viên là học đã, đâu dám nghĩ xa vời thế. Chỉ cần phân tích giúp em cái tinh tế của ngành hay(em không ngại học) và cơ hội việc làm thôi. Không muốn khi ra trường lại đi làm xe ôm?
newcomer7 25-07-2013, 03:35 PM Học cầu đi, học cầu sẽ vững hơn mảng nền móng kết cấu khi đó tùy hoàn cảnh công việc đưa đẩy có thể làm bên dân dụng, thủy lợi...nhất là trong hoàn cảnh công việc XD khó khăn như hiện nay. Còn nếu bạn học chuyên ngành cầu đường rồi thì cái bằng sẽ ghi chung là kỹ sư cầu đường mà, tùy hoàn cảnh bạn nói bạn là Highway Eng hay Bridge Eng sao cho thuận lợi hơn :), còn học thì nên học Cầu và tranh thủ time nghía đồ án đường của mấy thằng bạn là Ok.
nguyencongoanh 25-07-2013, 03:38 PM Thì áp dụng cho Việt Nam hoàn toàn đúng mà.
Càng ngu thì làm càng to :D.

Nghĩ thế này thì nhầm to! Các ông ấy không giỏi về chuyên môn, nhưng các chiêu trò, làm giàu thì chắc là phải giỏi rồi! Mỗi người một lĩnh vực mà bác :D Ngay cả một ông giỏi chuyên môn, chuyển ông ấy sang quản lý thì cách làm việc của ông ấy cũng khác hoàn toàn :D nguyencongoanh 26-07-2013, 03:58 PM Sau nhiều năm đi học và làm thì quan niệm về cái giỏi trong khi còn trong trường học (về toán, cơ, vật lý…..) nó đã thay đổi đối với tôi. Bây giờ một người giỏi phải là một người có thể nhận được tối thiểu cái mà công sức mình bỏ ra (có thể là giá trị hữu hình giá trị vô hình). Lúc trước tự hào mình giỏi thì chẳng cần phải chứng minh gì hết, cứ cho là mình giỏi, quá lắm thì được các đồng nghiệp học cùng công nhận! Nhưng khi ra ngoài thực tế tôi nghĩ cái ý nghĩ đó thật là không phù hợp (có khi ấu trĩ) và cần thiết thay đổi 
Một ví dụ tôi quan sát trong chính công ty tôi. Mọi người cứ nói ông Philipino này dốt, không biết làm việc…..Tuy nhiên tôi lại đánh giá thằng cha ấy rất giỏi, ở chỗ anh ta nhận được cái mà mấy ông VN ta tự cho mình giỏi không thể đạt được (đầu tiên là về lương bổng).
Chủ đề này lúc trước cũng nổi lên đâu đó trên diễn đàn ta, thậm chí ngày xưa tôi làm ở Viện GTVT thì hầu như Viện trưởng cũng có quan niệm kỹ sư “CẦU” luôn luôn hơn kỹ sư “ĐƯỜNG”, và có những dự án thì thành quả đạt được là ngược lại. Do đó không nên so sánh kiểu kiểu như thế này! Cái nào mà giỏi thì cũng có thể sống được với nó cả :D
tuanlt 26-07-2013, 04:18 PM Em thì em thấy làm cầu hay đường, khó hay dễ đều do cung cách làm việc của ta cả thôi. Làm đường tưởng dễ mà khó, làm cầu tưởng khó hóa dễ. Ví dụ làm đường mà không phải vạch tuyến hay vạch lung tung thì dễ, chứ ông điều tra dự báo lưu lượng xe thông hành trong tương lai cho kỹ, rồi ông vạch tuyến cho tối ưu về kinh tế, lại đảm bảo cảnh quan...không hề dễ tí nào. Chính ra ông thiết kế đường phải là người có kiến thức tổng hợp rất tốt, thậm chí toàn diện hơn ông làm cấu, vì suy cho cùng cầu cũng chỉ là một công trình trên tuyến, không đặt cống được thì làm cầu thôi (nghĩ hơi nông dân tý). Còn làm cầu: cầu lớn và địa chất phức tạp thì không nói, chứ mấy cái cầu nhỏ hay cầu trung thì còn dễ hơn làm nhà nhiều, này nhé: Chủ yếu là chỉ làm cái kết cấu đỡ nhịp (móng mố trụ cầu), tính cái mố chữ U hay mố vùi gì đó, còn kết cấu nhịp thì toàn xài định hình sẵn, tải tính toán thì còn dễ hơn nhà, chạy mỗi cái đường ảnh hưởng. Ngay cả hoạt tải thì nó cũng đã có sẵn rồi...
Nhân chuyện cầu cống em có mấy thắc mắc hỏi các bác tý:
1. Chi phí lán trại các công trình dạng tuyến (giao thông, thủy lợi, đường ống hạ tầng...) là 2%, gấp đôi cái ông xây dựng dân dụng, là bởi vì thì là mà chúng nó làm lán trại trải dọc theo tuyến hoặc di chuyển theo tuyến. Nhưng nếu chỉ làm cầu cạn, cầu vượt đường...thì rõ ràng lán trại ông chỉ ở một chỗ, vậy công trình của ông không phải dạng tuyến vậy mà vẫn áp lán trại 2%?
2. Về cái vụ sàn giảm tải: Theo hiểu biết của em thì cái gọi là "sàn giảm tải" là khái niệm chỉ có ở VN. Trên thế giới, cụ thể là ở Nga người ta chỉ dùng bản quá độ. Thực ra tên gọi cũng phản ánh 1 phần nội dung. Vừa rồi em có xem thiết kế cái cầu trung cỡ mấy chục mét, có làm cái sàn giảm tải bằng BTCT dày mấy chục phân, dưới lại ép cả trăm tim cọc 350x350 mà không hề có tính toán tác dụng cái sàn này, thật phi lý. Bác nào có thể giải thích một chút về cái vụ này không ạ?
mrhwan 27-07-2013, 05:15 PM Sau những chia sẻ nhiệt tình của tất cả các bác và các bạn, một lần nữa xin cảm ơn. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để em nó đưa ra quyết định rồi. Có nhiều thứ cứ coi nó là quan trọng, nhưng tư tưởng mà thông cộng với sự quyết tâm học tập và làm việc hết mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều thành công phải không ạ.
Trích: Hoàn cảnh là sức chi phối đối với kẻ nhu nhược,
là dụng cụ đối với người thông thái.
Thank you everybody!
mrhwan 01-08-2013, 05:34 PM Nhân chuyện cầu cống em có mấy thắc mắc hỏi các bác tý:
1. Chi phí lán trại các công trình dạng tuyến (giao thông, thủy lợi, đường ống hạ tầng...) là 2%, gấp đôi cái ông xây dựng dân dụng, là bởi vì thì là mà chúng nó làm lán trại trải dọc theo tuyến hoặc di chuyển theo tuyến. Nhưng nếu chỉ làm cầu cạn, cầu vượt đường...thì rõ ràng lán trại ông chỉ ở một chỗ, vậy công trình của ông không phải dạng tuyến vậy mà vẫn áp lán trại 2%?

Dựa vào luật thì nếu là công trình dạng tuyến 2% như bạn nói. Như vậy nếu không phải dạng tuyến thì thuộc các công trình còn lại chỉ có 1% thôi. -> việc áp lán trại 2% là sai hoặc là công trình ấy là một phần của dự án giao thông thì cũng được áp dụng đồng đều: 2% cho tất cả các hạng mục trong dự án. Tóm lại: Bạn chọn ngành nào cũng được miễn là theo sở thích thật sự và lòng đam mê. Đầu ra và đầu vào tùy thuộc cả vào bạn mà thôi. Chúc bạn sớm định hướng nghề nghiệp và tìm việc làm cho mình phù hợp! Chào thân ái và quyết thắng

Chia sẻ

Định hướng nghề nghiệp11111111


TOP VIEW