Ngành hệ thống kỹ thuật trong công trình

Thứ 4, 25/10/2017 | 09:20 GMT+7

Ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình là ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực cơ điện công trình (M&E) và kỹ thuật môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu tiện nghi và an toàn cho cư dân trong các công trình

Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

Với chương trình đào tạo tích hợp và cập nhật các kiến thức và công nghệ mới của lĩnh vực Cơ điện công trình và Kỹ thuật Môi trường, Kỹ sư Hệ thống kỹ thuật trong công trình sau khi ra trường hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, thi công, giám sát thi công, vận hành và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống Cơ - Điện (M&E) trong các công trình dân dụng & công nghiệp, và kiểm soát ô nhiễm không khí, cụ thể như:
- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí;   
- Hệ thống trạm lạnh, kho lạnh phục vụ điều hòa không khí và bảo quản thực phẩm;   
- Hệ thống cấp, thoát nước trong công trình;   
- Hệ thống cung cấp khí đốt, khí nén;   
- Hệ thống thang máy;   
- Hệ thống điện chiếu sáng và động lực;   
- Hệ thống mạng thông tin liên lạc và an toàn, an ninh;   
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy;   
- Hệ thống tự động hóa trong công trình;   
- Hệ thống xử lý khí thải;
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án. 

Nhu cầu xã hội và cơ hội Nghề nghiệp

- Do quá trình đô thị hóa tăng mạnh trong những năm gần đây, thêm nữa nhu cầu tiện nghi của cư dân đô thị ngày càng lớn, các hệ thông cơ điện trong công trình ngày càng được quan tâm và phát triển không ngừng. Để đáp ứng nhu cầu nhân công trong lĩnh vực xây dựng - Cơ điện và Môi trường, số lượng tuyển sinh chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật công trình ngày càng tăng với chất lượng đầu vào không ngừng nâng cao.

- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ làm việc với chức danh Kỹ sư Kỹ thuật công trình xây dựng chuyên ngành Hệ thống kỹ thuật trong công trình tại các cơ quan/doanh nghiệp như:

- Các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam: Vingroup, BRG, TLE...

- Các công ty tư vấn thiết kế trong lĩnh vực cơ điện trong nước và nước ngoài: CDC, VNCC, VCC (Việt Nam), PTA (Úc), Wim Boydens (Bỉ), Kume Design Asia, VinaKinden, Taikisha (Nhật), GMB (Đức), Archetype, Archipel (Pháp)…;   

- Các công ty thi công, lắp đặt, giám sát các hệ thống cơ điện trong công trình trong nước như: Lilama, Vinaconex, Sông đà, REE, Sigma, Hawee, CONINCO, IBST, … và nước ngoài như Nitox, Bousai Kikaku (Nhật Bản)…;   

- Các hãng sản xuất, phân phối thiết bị cơ điện: Daikin, LG, Panasonic, Schindler…;   

- Các nhà máy công nghiệp;   

- Quản lý vận hành các tòa nhà cao tầng, siêu cao tầng…;   

- Các cơ quan quản lý: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, …;   
- Các viện nghiên cứu, các cơ sở Đào tạo để làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan. Được trang bị các kiến thức chuyên ngành Cơ điện, Kỹ thuật Môi trường một cách tổng hợp và được tôi luyện liên tục qua các đồ án môn học và đặc biệt là đồ án tốt nghiệp, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong Công trình luôn được các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng Cơ điện, Môi trường chào đón tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương khởi điểm hấp dẫn.

Cơ hội học tập nâng cao sau khi ra trường

Với phương pháp học tập tự chủ trong trường, sinh viên chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong Công trình sau khi tốt nghiệp đại học đều có khả năng tự học để nâng cao năng lực chuyên môn.Với những sinh viên muốn mở rộng lĩnh vực công tác, cũng dễ dàng theo học các bằng đại học kỹ thuật thứ 2 trong trường Đại học Xây dựng như chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Kinh tế Xây dựng và Quản lý Xây dựng, … với thời gian nhanh nhất.Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong Công trình có thể theo học các chuyên nghành đào tạo sau đại học về các lĩnh vực Kỹ thuật, Môi trường, Kinh tế,... của trường Đại học Xây dựng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, ...Đồng thời, Kỹ sư Hệ thống Kỹ thuật trong Công trình cũng có thể theo học cao học, Thực tập sinh, nghiên cứu sinh theo chuyên ngành tương ứng tại một loạt các trường Đại học trên thế giới như Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trường Đại học Bách khoa Hồng Kông, các Trường Đại học của Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, …

Chương trình đào tạo và các hoạt động ngoại khóa

Sinh viên chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong công trình được học tập với chương trình tích hợp và cập nhật với các kiến thức từ cơ bản như Toán, Lý, Hóa,... kiến thức cơ sở như Hình họa, Vẽ kỹ thuật, Thủy khí động lực, Kỹ thuật Nhiệt, Kỹ thuật Điện - Điện tử,... đến chuyên ngành Cơ điện như: Kỹ thuật Lạnh, Điều hòa không khí, Thông gió, Cấp thoát nước, Hệ thống điện, Phòng cháy chữa cháy, … và chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường như: Kiểm soát và bảo vệ môi trường không khí, Xử lý khí thải,...Chương trình học tập được thiết kế đan xen lý thuyết, thực hành thí nghiệm, bài tập lớn, thiết kế đồ án môn học và thực tập tại các cơ sở; và cuối cùng trước khi ra trường, sinh viên sẽ thực hiện thiết kế đồ án tốt nghiệp và bảo vệ trước Hội đồng do Nhà trường chỉ định.Sinh viên chuyên ngành Hệ thống Kỹ thuật trong công trình được tham gia các hoạt động ngoại khóa để nâng cao Kỹ năng học tập, nghiên cứu và làm việc như:Nghiên cứu khoa học sinh viên;Tham gia các câu lạc bộ Tiếng Anh, Tin học của chuyên nghành;Các hoạt động Đoàn, Hội Sinh viên, Sinh viên Tình nguyện;Các hoạt động văn nghệ, thể thao

Tổng hợp

Chia sẻ

Định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp


TOP VIEW