Ngành khoa học vật liệu

Thứ 5, 05/05/2016 | 09:09 GMT+7

Vật liệu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới công nghệ. Đẩy mạnh nghiên cứu ngành khoa học vật liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng đem lại sự phát triển công nghệ, đặc biệt cần thiết cho các nước đang phát triển điển hình như Việt Nam hiện nay.

Khoa có chức năng đào tạo các cử nhân khoa học vật liệu có đủ kiến thức và năng lực phục vụ cho nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống về lĩnh vực vật liệu kỹ thuật cao. Đây là đối tượng nghiên cứu đã và đang có nhiều hứa hẹn về sự phát triển và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng như trên thế giới như: các hợp kim đặc dụng, gốm kỹ thuật, vật liệu polymer và composite, vật liệu y sinh, vật liệu quang-điện tử, vật liệu bền cơ - nhiệt, vật liệu bán dẫn, vật liệu từ, vật liệu photonics...

Ngành khoa học vật liêu - khoa hoc vat lieu

Tốt nghiệp Ngành Khoa học Vật liệu, sinh viên cần phải tích lũy đủ các khối kiến thức sau:

-  Kiến thức giáo dục đại cương: 60 tín chỉ.
-  Kiến thức cơ sở nhóm ngành: 80 tín chỉ.

Sau khi hoàn thành các môn học thuộc chương trình kiến thức giáo dục đại cương (60 tín chỉ), sinh viên sẽ lựa chọn theo học 1 trong 3 chuyên ngành (kiến thức cơ sở nhóm ngành) như sau:

1. Vật Liệu & Linh Kiện Màng Mỏng

Hàng năm bộ môn có khoảng 60 sinh viên tốt nghiệp thuộc chuyên ngành màng mỏng, các sinh viên ra trường đa phần đều có việc làm sau 12 tháng. Một số làm ở các viện nghiên cứu và tiếp tục học lên để lấy học vị cao hơn. Cơ hội để các sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm học bổng du học nước ngoài sau khi tốt nghiệp là rất lớn nếu giỏi ngoại ngữ. Vì ngành Khoa học Vật liệu nói chung và chuyên ngành Vật liệu Màng mỏng nói riêng là một ngành mới và nằm trong chiến lược phát triển về khoa học và công nghệ nước ta, nên số đề tài nghiên cứu khoa học và số suất học bổng cấp cho các sinh viên ngành này là rất lớn. Mục tiêu đào tạo chính của chuyên ngành Vật liệu Màng mỏng là đào tạo các cử nhân Khoa học Vật liệu nắm vững các kiến thức, quy trình chế tạo, vận hành các thiết bị chế tạo các vật liệu mới và có tính ứng dụng cao trong đời sống.

Đồng thời, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cần thiết để hiểu rõ nguyên lý và cách thức vận hành các máy phân tích vật liệu mới. Hiện nay có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất có nhu cầu tìm kiếm những vật liệu mới bền, rẻ, nhẹ, tiết kiệm năng lượng

2. Bộ môn Vật liệu Polymer & Composite

Hằng năm, Bộ môn tiếp nhận hơn 50% số sinh viên từ đại cương theo học chuyên ngành. Đây là một chuyên ngành cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về vật liệu polymer vốn dĩ ngày càng được ứng dụng trong các vật liệu phổ biến trong đời sống đến các loại vật liệu kỹ thuật cao để thay thế cho các vật liệu truyền thống từ thiên nhiên hoặc kim loại mà từ trước đến nay vẫn hay sử dụng. Bên cạnh các hoc phần lý thuyết, sinh viên luôn được tạo điều kiện đi kiến tập hoặc thực tập thực tế và làm seminar báo cáo tại các công ty và nhà máy gia công sản xuất vật liệu.

Đến nay, Bộ môn đã có 5 khoá sinh viên ra trường, theo thống kê gần đây của Bộ môn, các sinh viên tốt nghiệp ra trường hướng polymer và composite đều dễ dàng tìm được những công việc đúng theo hướng chuyên môn được đào tạo, nhiều sinh viên có thành tích tốt trong quá trình học và thực tập đã được các công ty hứa tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp.

Các cử nhân chuyên ngành sau khi ra trường có thể tiếp tục học lên, nhận học bổng du học hoặc có thể công tác tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu, khu Công nghệ cao, các công ty Kinh doanh hoặc sản xuất vật liệu nhựa, cao su, bao bì và composite.; đặc biệt là làm trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo các loại vật liệu polymer kỹ thuật cao ứng dụng trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời, vật liệu y sinh, vật liệu nanocomposite… Thương hiệu “tốt nghiệp ngành Khoa học Vật liệu hướng Vật Liệu Polymer & Composite” đang trở thành một chìa khoá thành công lúc ra trường của các sinh viên.

3. Vật Liệu Từ & Y Sinh

Đây là một chuyên ngành mới được thành lập từ những năm 2010 với mục đích mở rộng nội dung đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu trong ngành khoa học vật liệu.

Trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc sử dụng và phát triển các loại vật liệu truyền thống, đòi hỏi cần nghiên cứu, phát triển về khoa học và ứng dụng công nghệ vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu Quang – Điện tử, vật liệu Từ và vật liệu Y sinh. Hiện nay, vật liệu Từ và vật liệu Y sinh đã được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán y học, chữa trị bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường.

Xu hướng phát triển khoa học công nghệ hiện nay đòi hỏi sự liên kết hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM hiện có 02 đơn vị có cơ sở về nhân lực và trang thiết bị là Khoa Khoa học Vật liệu và Phòng thí nghiệm Tế bào gốc, có thể triển khai một hướng đào tạo và nghiên cứu sâu về vật liệu Từ và Y sinh. Sự liên kết này cũng phù hợp với chủ trương của ĐHQG-HCM.

Khoa học về vật liệu Từ và Y sinh nghiên cứu các tính chất của vật liệu Từ và Y sinh, giải thích và làm sáng tỏ bản chất của vật liệu. Từ đó xác định được những ứng dụng của vật liệu, góp phần xây dựng và phát triển ngành công nghệ vật liệu mới ở Việt Nam.

+ Các chương trình liên kết đào tạo trong nước

Ngành Khoa học Vật liệu là một chuyên ngành đào tạo và nghiên cứu đòi hỏi phải mang tính liên kết rất chặt chẽ giữa các chuyên ngành khoa học cơ bản khác như: vật lý, hóa học, sinh học…Vì thế sự tăng cường hợp tác với các trường Đại học trong cũng như ngoài ĐHQG-HCM, các viện nghiên cứu hoặc các công ty, nhà máy sản xuất… là một yêu cầu cấp thiết nhằm không những cung cấp đầy đủ  cho sinh viên các kiến thức từ phổ biến đến chuyên sâu mà còn tạo thế mạnh về tính liên kết trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học vật liệu.

Ngành khoa học vật liệu ra trường làm việc gì

Với các tổ chức hoạt động học thuật, seminar, hội thảo khoa học, đi thực tập tại các công ty nhà máy hoặc giao lưu việc làm với cựu sinh viên… sinh viên Khoa học Vật liệu sẽ có được rất nhiều cơ hội thuận lợi để nắm bắt được những kiến thức từ thực tế và tiếp xúc với các doanh nghiệp để từ đó sẽ tạo ra những điều kiện rất thuận lợi cho sự định hướng về Nghề nghiệp và việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra Trường.

Theo thống kê các chuyên ngành của Khoa thì các sinh viên tốt nghiệp của Khoa đa phần (80%) đều tìm được các công việc kinh doanh và sản xuất đúng ngành nghề đào tạo (ngành khoa học vật liệu) và có mức lương phù hợp với khả năng chuyên môn. Các sinh viên có thành tích học tập tốt nếu có nguyện vọng sẽ được giữ lại Trường hoặc được đào tạo chuyên môn sâu và học lên để thực hiện các công tác nghiên cứu và giảng dạy.

Ngoài ra, một số sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng sẽ được hỗ trợ để có thể tìm được các học bổng đi du học nước ngoài.

Bảng khảo sát công việc sau tốt nghiệp của sinh viên ngành khoa học vật liệu tại Việt Nam (tổng hợp)

1. Đi làm kinh doanh có liên quan đến nghành nghề đào tạo : 38,5%
2. Đi làm sản xuất có liên quan đến nghành nghề đào tạo: 47,5%
3. Công tác tại các Trường Đại Học và các Viện Nghiên Cứu: 5%
4. Nhận học bổng đi du học nước ngoài: 1%
5. Công việc khác: 8%

Tổng hợp

Chia sẻ

Định hướng nghề nghiệp11111111


TOP VIEW