Ngành Nhân học

Thứ 2, 15/12/2014 | 09:18 GMT+7

Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Con người là gì?”, “Con người sinh ra từ đâu?”, “Tại sao cùng là con người mà sao có màu da khác nhau, nói tiếng nhau?”. Đây cũng chính là những câu hỏi mà các nhà khoa học, trong đó có các nhà Nhân học trên toàn thế giới đang đi tìm câu trả lời. Còn bạn, bạn có thắc mắc tại sao mình tồn tại không?

Ảnh minh họa

Nhân học là gì?

Nhân học là một ngành học lớn nhất trong các ngành học khoa học xã hội và nhân văn ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản… và nhiều nước khác nữa. Trên thế giới, ngành học này đã phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ 19 nhưng ở Việt Nam thì cái tên “Nhân học” còn khá mới mẻ. Trong tương lai, ngành học này sẽ phát triển xứng tầm với những đóng góp to lớn của nó đối với xã hội. Nhân học (anthropology) là một ngành nghiên cứu tổng hợp về con người, cụ thể là nguồn gốc, sự phát triển, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật và các tạo vật của con người. Phạm vi nghiêm cứu của Nhân học rất rộng, bởi vậy, chúng ta có thể tóm gọn lại rằng Nhân học là ngành khoa học nghiêm cứu về lịch sử, văn hóa và nguồn gốc của con người.

Nhân học gồm có 4 phân ngành chính bao gồm: Nhân học văn hóa xã hội (Socio-Cultural Anthropology;  Ngôn ngữ học (Linguistics); Khảo cổ học (Archaeology); Nhân học Hình thể (Physical Anthropology)

Khoảng từ sau Thế chiến thứ hai trở lại đây, xuất hiện phân ngành Nhân học Ứng dụng. Phân ngành này tập hợp các nhà khoa học làm việc trong các lĩnh vực khác nhau và họ tìm cách ứng dụng các lí thuyết Nhân học vào giải thích và giải quyết các vấn đề cụ thể: lĩnh vực phát triển, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế và sức khỏe... Điều này tạo ra các chuyên ngành của Nhân học Ứng dụng như:
+ Nhân học y tế
+ Nhân học sinh thái và môi trường
+ Nhân học kinh tế
+ Nhân học đô thị
+ Nhân học phát triển

Tuy có những khác biệt về đối tượng, mục đích và cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể nhưng tất cả các phân ngành của Nhân học đều có mối quan hệ với nhau, đều cố gắng hiểu bản chất sinh học và văn hoá của con người, đều nhấn mạnh tới vai trò của văn hoá và các cách tiếp cận mà chúng sử dụng đều mang tính so sánh.

Mục tiêu đào tạo cụ thể của ngành học này là trang bị cho sinh viên kiến thức phong phú, đa dạng về các ngành khoa học xã hội và nhân văn và chuyên sâu về ngành Nhân học cả về lý luận và phương pháp nghiên cứu. Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo nên sinh viên Nhân học được đào tạo tập trung cao hai lĩnh vực dân tộc và tôn giáo.

Sinh viên Nhân học được trang bị kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại như phương pháp thu thập xử lý dữ liệu định tính, định lượng, xử lý thông tin bằng hình ảnh, xử dụng các phần mềm xử lý số liệu, tài liều hiện đại... Ngoài ra, sinh viên còn tham dự các đợt điền dã (fieldworks) – tức đi thực tế dài ngày tại những cộng đồng cư dân ở các tỉnh phía Nam. Phạm vi kiến thức rộng là ưu thế của ngành Nhân học. Đây là ngành học phù hợp với những người năng động, yêu thích công tác xã hội và nghiên cứu khoa học trong thực tiễn.

Học Nhân học ở đâu?

Hiện nay, cả nước chỉ có hai trường là ĐH KHXH&NV TP.HCM và ĐH KHXH&NV Hà Nội đào tạo cử nhân ngành Nhân học. Đội ngũ giảng viên của khoa có nhiều giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo ở Tiệp Khắc, Liên Xô, Canada, Mĩ; họ có nhiều năm công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học. Khoa Nhân học có chương trình đào tạo hiện đại, được cập nhật thường xuyên theo chuẩn đào tạo Nhân học ở Bắc Mĩ. Bắt đầu từ năm 2008, khoa Nhân học đào tạo 2 chuyên ngành chính là Nhân học Văn hóa xã hội và Khảo cổ học. Ngoài ra, các bạn sinh còn được học rất nhiều chuyên ngành Nhân học khác như: Nhân học Tôn giáo, Nhân học Môi trường và Sinh thái, Nhân học Ngôn ngữ, Nhân học Du lịch…; các chuyên đề về văn hóa dân gian, văn hóa Nam bộ, các chủng tộc, các dân tộc ở Việt Nam…

Sinh viên tốt nghiệp ngành Nhân học sẽ làm việc gì?

Với chương trình đào tạo mang tính hội nhập quốc tế và hiện đại nên sinh viên tốt nghiệp ngành Nhân học có thể xin làm việc ở các cơ quan với các vị trí như sau:

Vị trí làm việc ở các cơ quan nhà nước: cán bộ Ban dân tộc, cán bộ Ban tôn giáo, cán bộ Phòng Hành chính – Tổng hợp, Phòng Tổ chức – Cán bộ, cán bộ Ban Tuyên giáo, cán bộ Sở Văn hóa – Thông tin và Du lịch… có cơ hội thăng tiến ở những chức vụ cao.
Vị trí làm việc tại các cơ quan truyền thông: Biên tập viên + phóng viên của các tờ báo viết và các trang báo điện tử. Biên tập viên + phóng viên của các đài phát thanh, truyền hình. Phát thanh viên của đài truyền thanh, truyền hình.
Vị trí làm việc ở các viện và các trung tâm nghiên cứu: Nghiên cứu viên phụ trách về vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo, xã hội và có cơ hội học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ trong ngành Khoa học xã hội & nhân văn.
Vị trí làm việc trong các công ty: Quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, hướng dẫn viên du lịch, quản lý điều hành các tour du lịch…
Vị trí làm việc ở các tổ chức phi chính phủ (NGOs): Chuyên gia quản lý dự án; chuyên gia đánh giá hiệu quả của dự án nhận tài trợ; Nghiên cứu viên trong tổ chức… có cơ hội học tập và làm việc tại nước ngoài theo chương trình của dự án.
Vị trí làm việc trong cơ quan quân đội, công an: sĩ quan quân đội, cán bộ chuyên trách về vấn đề dân tộc, tôn giáo…

 

Theo Khoa Nhân học – ĐH KHXH&NV

Chia sẻ

Định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp


TOP VIEW