Ngành quản lý đất đai

Thứ 5, 18/02/2016 | 10:57 GMT+7

Rất nhiều câu hỏi về ngành quản lý đất đai thi khối nào? quản lý đất đai là gì và học những gì, làm gì. Mời các bạn tìm hiểu chung về ngành quản lý đất đai qua bài viết này

Trước hết, các bạn nên hiểu một cách nôm na là làm về công tác quản lý đất đai, lập Hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Ví dụ như công chức địa chính xã, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường hay Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

 Tư vấn hỏi đáp ngành quản lý đất đai

Ngành quản lý đất đai là gì

Với ngành quản lý đất đai, bạn có thể làm ở cơ quan quản lý đất đai của nhà nước: Bộ tài nguyên môi trường, sở TN&MT cấp thành phố, Văn phòng đăng ký đất đai các cấp, cán bộ địa chính cấp phường. Các cơ quan chuyên ngành: cục quản lý đất đai, trung tâm phát triển quỹ đất, viện nghiên cứu địa chính...


Bạn có thể làm tại các công ty bất động sản, môi giới, định giá (phải có chứng chỉ), công ty bản đồ, trắc địa, quy hoạch. Bạn nên học tốt thêm ngoại ngữ, luật thì khả năng linh động trong công việc sẽ cao hơn.

Khi ra truờng bạn có thể xin vào sở TNMT, phòng tài nguyên MT các quận, huyện, các công ty đo đạc để làm việc. Trong STNMT và Quận, huyện công việc là quản lý hồ sỏ nhà đất, địa chính, cấp gcn, công ty tư nhân thì làm công tác đo vẽ.

Chào bạn. Tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai, bạn được trang bị những kiến thức liên quan quản lý nhà nước về tài nguyên đất, đánh giá, phân hạng đất, thiết lập bản đồ; đồng thời, nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật, thực hiện các phương án sử dụng đất đai, giải quyết tranh chấp, đền bù đất nông thôn và đô thị.


Đây là ngành có nhu cầu việc làm khá cao hiện nay. Kỹ sư ngành quản lý đất đai có thể làm việc trong mạng lưới địa chính từ trung ương đến địa phương, các Sở Tài nguyên Môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường, các Trung tâm kỹ thuật địa chính, Trung tâm lưu trữ, Trung tâm tư vấn pháp luật đất đai, Trung tâm nghiên cứu đất, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, các Ban Quản lý đô thị hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường Đại học, Cao đẳng, THCN có ngành đào tạo liên quan. Ngoài ra, bạn còn có thể làm ở Trung tâm Kinh doanh địa ốc, các Công ty kinh doanh bất động sản, Công ty môi giới bất động sản, Ban quản lý các dự án có liên quan đến sử dụng đất...

Tùy vào đặc trưng công việc bạn lựa chọn, ngoài kiến thức tích lũy được, bạn cần tham gia thêm các khóa học để bổ sung kiến thức liên quan (như bất động sản, địa ốc), cũng như rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng như: giao tiếp, khả năng truyền đạt thông tin, khả năng làm việc nhóm, hay giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn một cách độc lập và hiệu quả…

Để cải thiện mức lương, ngoài việc ứng tuyển vào một công việc tiềm năng, bạn nên lựa chọn địa điểm làm việc ở các tỉnh và thành phố là trung tâm kinh tế lớn của nước ta, ở những nơi này, cơ hội việc làm, mức lương cũng như sự thăng tiến của bạn cũng sẽ cao hơn. Khi đó, mức lương 3 triệu sẽ nằm trong tầm tay của bạn. Bạn có thể tìm việc trên các kênh tiềm năng như: báo chí, website, người quen,… đọc kỹ bản mô tả công việc để xác định công việc phù hợp nhất và nhanh chóng nộp đơn theo hướng dẫn của nhà tuyển dụng

Ngành quản lý đất đai thi khối gì?

Ngành quản lý đất đai thi các Khối A, A1, B, D1

Ngành quản lý đất đai học gì?

Khi học ngành Quản lý đất đai, bạn sẽ có thể:

  • Thực hiện được các quy trình trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc địa chính, đăng ký, thống kê, kiểm kê đất đai.
  • Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đánh giá phân hạng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
  • Soạn thảo văn bản; thuyết trình, nói chuyện trước công chúng.
  • Có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm.
  • Có trình độ Tin học tương đương trình độ A.
  • Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ A

Nội dung chính các học phần cơ sở và chuyên môn

1. Đại cương về quản lý nhà nước                                                        
2. Pháp luật Tài nguyên và Môi trường
3. Trắc địa cơ sở  
4. Bản đồ địa chính     
5. Đất và bảo vệ đất     
6. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)       
7. Hệ  thống  canh tác    
8. Kinh tế đất                         
9. Pháp luật đất đai
10. Đo đạc địa chính                                                                              
11. Quy hoạch sử dụng đất
12. Giao đất, thu hồi đất
13. Định giá bất động sản
14. Đăng ký và thống kê đất đai, nhà ở
15. Thanh tra đất đai
16. Lưu trữ thông tin tư liệu địa chính
17. Pháp  luật  nhà ở      
18. Quản lý xây dựng đô thị 
19 .THuế nhà đất  
20. Thực tập đo đạc địa chính  
21. Thực tập quy hoạch sử dụng đất  
22. Thực tập đăng ký và thống kê đất đai, nhà ở
23. Thực tập công nghệ tin học trong quản lý đất đai
24. Thực tập tốt nghiệp

Mời các em và bạn đọc tiếp tục đặt câu hỏi phần Gửi Câu Hỏi phía trên menu hoặc sau mỗi bài viết. Hiện nay, có rất nhiều Trường đại học đào tạo ngành quản lý đất đai... Bạn có băn khoăn gì?

Tổng hợp

Chia sẻ

Định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp


TOP VIEW