Ngành Quản lý văn hóa

Thứ 6, 10/04/2015 | 09:30 GMT+7

Nền văn hóa tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc đã đang và sẽ được nhà nước và nhân dân quyết tâm xây dựng. Trên cơ sở đó ngành Quản lý văn hóa đang được đầu tư quan tâm phát triển và có nhu cầu nguồn nhân lực lớn trong những năm gần đây.

nganh-quan-ly-van-hoa

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

2. Chuyên ngành đào tạo
- Quản lý nghệ thuật và Chính sách văn hóa

Sinh viên được học tập chuyên sâu về chính sách văn hóa và mô hình quản lý văn hóa nghệ thuật của Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới. Khoa đã đưa vào chương trình đào tạo các môn học mới như: Marketing văn hóa nghệ thuật, Gây quỹ và tìm tài trợ, Quan hệ công chúng, Quản lý dự án văn hóa nghệ thuật, Các ngành Công nghiệp văn hoá, Giáo dục nghệ thuật… Đây là các môn học thực tế đòi hỏi sự sáng tạo, tìm tòi của sinh viên. Sinh viên được hướng dẫn kĩ năng để có thể thực hiện một dự án văn hóa hay thực hiện một kế hoạch marketing cho các tổ chức văn hóa nghệ thuật.

- Chuyên ngành Mỹ thuật - Quảng cáo

Mỹ thuật - Quảng cáo ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp sáng tạo mới mẻ đầy tiềm năng này. Trong chương trình học, sinh viên được bồi dưỡng, nâng cao năng lực thẩm mỹ thông qua những buổi thực tế dã ngoại sáng tác tác phẩm hội họa tại một số địa điểm như: Sơn Tây, Hoà Bình, Hà Giang, Lào Cai… Bên cạnh đó, các em cũng được đào tạo một cách có hệ thống lý thuyết và thực hành về chiến lược quảng cáo và các kỹ năng chuyên môn cần có để có thể tạo ra các sản phẩm quảng cáo độc đáo, sáng tạo.

- Chuyên ngành Quản lý hoạt động Âm nhạc

Ngay từ khi bắt đầu học kì đầu tiên, sinh viên đã có thể được tham gia các hoạt động thực tế phù hợp với chuyên ngành của mình.

3. Các trường đào tạo

Hiện nay có một số trường đào tạo ngành Quản lý văn hoá như: ĐH Văn Hoá Hà Nội, ĐH Văn Hoá TP.HCM, ĐH Vinh, ĐH Đồng Tháp, ĐH Văn hoá Nghệ thuật Quân đội;, CĐ Văn hoá Nghệ thuật TP.HCM…

4. Vị trí khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

-  Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay các tổ chức văn hoá nghệ thuật có yếu tố nước ngoài.

-  Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại Sở và Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật.

-  Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty Tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí, bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp.

-  Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty biểu diễn nghệ thuật, tổ chức sự kiện, mở các phòng tranh (gallery) hoặc làm việc như những nhân viên độc lập (freelancer) cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.

- Sinh viên tốt nghiệp đại học cũng có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ về Quản lý văn hóa ở nước ngoài như Vương quốc Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore…

 

Thu Thủy

Chia sẻ

Định hướng nghề nghiệp11111111


TOP VIEW