Ngành vật lý

Thứ 2, 25/11/2013 | 17:08 GMT+7

Ngành Vật lý chuyên nghiên cứu và làm sáng tỏ cấu trúc, hoạt động... của thế giới vật chất như những nguyên lý và quy luật tác động tới chuyển động, lực hấp dẫn, sự phát sinh và chuyển hóa năng lượng, sự tương tác giữa năng lượng và vật chất v.v...

Ảnh minh họa

Ngành vật lý có các chuyên ngành đào tạo như:

- Vật lý lý thuyết: Nghiên cứu Lý thuyết hệ nhiều hạt; Lý thuyết chất rắn; Lý thuyết về các hệ thấp chiều; Lý thuyết về từ và siêu dẫn; Lý thuyết trường và hạt cơ bản; Bức xạ do tương tác giữa chùm hạt  năng lượng cao với vật chất.

- Vật lý hạt nhân: Nghiên cứu Cấu trúc hạt nhân; Tương tác neutron với vật chất; Ứng dụng sự huỹ positron trong nghiên cứu vật liệu; Các phép phân tích (phân tích kích hoạt neutron, phân tích huỳnh quang Rontghen); Ứng dụng năng lượng hạt nhân trong nghiên cứu môi trường, công nghiệp, nông nghiệp, sinh học, y học, …

- Vật lý điện tử: Thiết kế IC và  hệ thống nhúng (sử dụng tốt ngôn ngữ lập trình C, ngôn ngữ thiết kế FPGA-Verlog-VHDL- phần mềm biên dịch Quartus-Kit kiểm tra, tập lệnh vi xử lý AVR  để thiết kế các mạch ứng dụng của vi xử lý, mạch ứng dụng các linh kiện số và tương tự); hệ vi cơ điện tử và linh kiện điện tử bán dẫn (sử dụng các phần mềm mô phỏng các hệ vi cơ điện tử -MEMS, cấu trúc và tính chất UVLED-HEMT); hệ thống tự động và Robot ( nghiên cứu và chế tạo các thiết bị- hệ tự động hóa, cảm biến cho dây chuyền tự động, khảo sát hoạt động của các robot tự hành trình). Chương trình dạy chú trọng thực hành và thực tế tại các dây chuyền sản xuất tự động, cập nhật những công nghệ điện tử mới. Sinh viên phải biết nguyên lý hoạt động, hiểu mạch và lắp ráp một số mạch điện tử ứng dụng đơn giản.

- Vật lý chất rắn: Nghiên cứu các tính chất vật lý của các màng mỏng bán dẫn, điện môi, kim loại cấu trúc Nano (chế tạo bằng phương pháp CVD, PVD, Sol-Gel, hóa học…); Các tính chất vật lý của bán dẫn, điện môi dạng khối (ví dụ như: Các tính chất điện – quang – cơ của các tinh thể KDP, ADP và muối xenhét và ứng dụng chúng để chế tạo các cảm biến, các bộ điều biến ánh sáng); Công nghệ linh kiện bán dẫn (công nghệ chế tạo cơ bản các sensor, diod, transistor, FET…); Mô phỏng vật liệu ( kim loại vô định hình, vật liệu cấu trúc nano…) và linh kiện bán dẫn (MOSFET, FET…).

- Vật lý địa cầu: Nghiên cứu về Về vũ trụ: tìm hiểu cấu trúc của vũ trụ, quy luật chuyển động của các thiên thể (Vật lý Thiên văn). Về phần rắn của trái đất: tìm hiểu cấu trúc cơ bản của trái đất, nghiên cứu quy luật biến đổi của các trường vật lý (trường sóng đàn hồi: phương pháp địa chấn, trường điện từ: phương pháp địa điện, trường từ: phương pháp địa từ, trường hấp dẫn: phương pháp trọng lực) khi đi qua những cấu trúc có thành phần và cấu tạo khác nhau.

- Vật lý ứng dụng: Nghiên cứu quang học: bao gồm vật lý laser, các loại nguồn sáng phóng điện khí, các phương pháp đo lường quang học; Quang phỗ học: bao gồm quang phổ nguyên tử và phân tử, các phương pháp phân tích quang phỗ; Điện tử học vật lý (bao gồm vật lý chân không, vật lý màng mỏng và plasma phóng điện khí, nghiên cứu chế tạo các vật liệu kỹ thuật cao). Vật liệu nano, và các phương pháp mô phỏng vật liệu.

- Vật lý tin học: Nghiên cứu Vật lý tính toán: Xây dựng và ứng dụng các phần mềm trong Vật lý và Kỹ thuật. Các bài toán về mô hình và mô phỏng. Phòng thí nghiệm ảo và phòng thí nghiệm online. Cảm biến và điều khiển bằng máy tính: Đo đạc, thu thập, truyền tải, xử lý tín hiệu, phân tích kết quả đo, giao tiếp với máy tính.

Kiến thức

- Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực vật lý

- Kiến thức tốt về ngoại ngữ

Kỹ năng

- Tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

- Khả năng làm việc nhóm.

- Sự kiên nhẫn, bền bỉ.

Khả Năng

- Tư duy phân tích, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách logic.

- Khả năng về toán học.

- Niềm đam mê, thiên hướng với môn vật lý.

Thái độ

- Yêu thích môn khoa học vật lý

- Luôn tìm tòi học hỏi, để nâng cao kiến thức

Một số địa chỉ đào tạo

Ngành vật lý được đào tạo ở nhiều trường đại học, cao đẳng khác nhau như: Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh v.v...

Điều kiện làm việc

Vật lý học là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm nhiều nghề nghiệp khác nhau nên cơ hội việc làm trong ngành này là rất rộng mở. Bạn có thể là một kỹ sư làm việc ở các công ty, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp trong công nghiệp, y tế, quốc phòng

Tùy vào từng chuyên ngành đào tạo mà cơ hội và điều kiện làm việc khác nhau: Bạn có thể trở thành cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và Phổ thông trung học. Cán bộ nghiên cứu ở các viện nghiên cứu như: viện nghiên cứu hạt nhân Đà lạt, Viện Vật lý, trung tâm kỹ thuật hạt nhân, trung tâm chiếu xạ gamma,… Cán bộ chủ chốt trong các bệnh viện như bệnh viện Ung bướu, bệnh viện Chợ rẫy, bệnh viện Việt-Pháp và một số bệnh viện khác. Trở thành Kỹ sư phần mềm thiết kế IC (Renesas, AMCC, Intel,…), kỹ sư kỹ thuật dây chuyền sản xuất, KCS viên, phụ trách phòng máy tính, lập trình viên phần cứng, kỹ sư thiết kế vi cơ điện tử, nghiên cứu viên, kỹ sư hệ thống điện dân dụng, sửa chữa điện tử dân dụng.

Công tác tại các Sở Khoa học và Môi trường ở các tỉnh thành. Các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn, vật liệu mới. Các Trung tâm Địa vật lý các Liên đoàn Địa chất, các Công ty Dầu khí. Các công ty thuộc các lãnh vực công nghệ nano, màng mỏng, quang – quang phổ, các công ty viết phần mềm….

Bạn cũng có thể trở thành chủ một doanh nghiệp sản xuất trên cơ sở các nghiên cứu ứng dụng của mình và đạt được các giải thưởng lớn trong và ngoài nước cho các đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là một ngành khoa học cơ bản rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đầu tư phát triển.

Mức thu nhập trung bình

Khởi điểm: 5 - 8 triệu VND / Tháng

Lương cho người có kinh nghiệm: Trên 9 triệu VND/tháng

 

Thu Thủy - HuongNghiep24h

Tổng Hợp

 

 

Chia sẻ

Định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp


TOP VIEW