Tổng quan ngành địa - vật lý học

Thứ 4, 04/05/2016 | 09:42 GMT+7

Ngành địa vật lý là một ngành học nghiên cứu các kiến thức cơ sở về địa chất, kỹ thuật địa chất... Ngành địa vật lý liên quan đến các vấn đề địa chất, khoáng sản, kỹ thuật thăm dò địa vật lý dầu khí và biển...

Sinh viên học ngành địa vật lý sẽ có các kiến thức, kỹ năng:

- Nắm được nguyên lý hoạt động, phương pháp vận hành, thu thập số liệu từ các máy địa vật lý thông dụng, giám sát công tác thực địa và có khả năng phân tích nhanh tài liệu thực địa.
- Biết cách số hóa bản đồ, thành lập các bản đồ, mặt cắt địa chất, địa vật lý
- Nắm được các phương pháp minh giải định tính và định lượng các tài liệu địa vật lý, làm báo cáo tổng kết công tác, thiết kế phương án sản xuất.

- Có năng lực nghiên cứu triển khai một trong các vấn đề thực tế thuộc các lĩnh vực:
+ Địa vật lý dầu khí và biển;
+ Địa vật lý khoáng sản môi trường và tai biến địa chất;
+ Vật lý địa cầu;


- Có năng lực thực hành về các máy địa vật lý thông dụng xử lý và minh giải tài liệu địa vật lý;
- Nắm được mối quan hệ giữa tài nguyên với môi trường, quan hệ giữa vấn đề khai thác tài nguyên với bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
- Nắm vững phương pháp sử dụng, sưu tầm tư liệu kiểm định các văn liệu và kỹ thuật thông tin hiện đại khác;
- Có năng lực thiết kế phương án sản xuất.
- Nắm được kiến thức tin học cơ bản và sử dụng các phần mềm chuyên ngành để giả quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực địa vật lý;
- Tham khảo được các tài liệu chuyên môn bằng ngoại ngữ, giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm

Sau tốt nghiệp, sinh viên ngành địa vật lý sẽ làm việc tại:

- Các công ty, tổng công ty của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
- Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam
- Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Địa chất Khoáng sản, Bộ Tài nguyên Môi trường.
- Các Trung tâm, các Liên đoàn Địa chất – Địa vật lý, Tổng cụ Biển và Hải đảo Việt Nam.
- Viện Vật lý Địa cầu, Viện Địa chất, Viện Địa chất – Địa vật lý Biển, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam.
- Các sở Khoa học Công nghệ Viện Tài nguyên Môi trường của các tỉnh.
- Các công ty, tổng công ty thuộc các lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Thủy lợi, Giao thông, Xây dựng

Tư vấn hỏi đáp ngành địa vật lý:

Ngành Địa Vật Lý Dầu khí ra trường làm Những công việc gì? Thường Làm ở Đâu ? Nên Học những môn gì, cái gì để phù hợp với ngành Địa Vật Lý?

Bạn đọc trả lời:
Về Làm Địa Vật Lý: khổ ở đây là: ( Mình chỉ nói về Địa vật lý làm cho Địa chất, bên dầu khí thì không biết )
+ Chèo đèo lội suối, lang thang đây đó ( Cái này ngang cơ với Địa chất chưa si nhê lắm) tuy nhiên nếu như dân ĐC chỉ cầm theo cái búa thì dân ĐVL phải vác thêm máy móc khá nặng ( nếu đo sâu điện thì phải vác theo 3 thùng pin mỗi thùng 18 cây, 4 tờ trong đó 2 tờ phát 1200m và nhiều nhiều thứ linh tinh khác)
+ Là phát tuyến, là đi ghe, đi suồng, là rẵn dết, là ăn mì tôm giữa rừng là say nắng, đói lả, là đen nhẻm nhiều nhiều nữa
- Về Lương địa vật lý: hơi khiêm tốn :
+ Là 2,34 * 830 - Bảo hiểu xã hội, bảo hiểm y tế .....= bèo nhèo
+ Là lương khoán chưa =10% đơn giá - chung chi+ tiếp đón đoàn kiểm tra = thằng ku tèo or thằng ku teo
+ Là tháng này ứng lương của tháng sau, là chủ nhà đòi tiền phòng tiền điện nước, là tiền này tiền kia... = Mẹ ở xuân này con không về.


Tham khảo thêm: ngành địa vật lý giếng khoan (hố khoan)

Địa vật lý hố khoan (Borehole Logging hay Well Logging), còn gọi là Địa vật lý lỗ khoan, Địa vật lý giếng khoan, là một lĩnh vực của Địa vật lý Thăm dò, thực hiện các quan sát đo đạc địa vật lý trong hố khoan, từ đó phân tích, giải đoán tài liệu để phân chia đất đá trong không gian quanh hố khoan theo thành phần, tính chất, trạng thái của chúng.

kết quả phân tích được liên kết với cột địa tầng hố khoan và biểu diễn thành Băng ghi địa vật lý hố khoan

Nó được dùng trong khảo sát địa chất tổng quát, trong tìm kiếm dầu khí, khoáng sản, nước ngầm, nước khoáng, địa nhiệt, địa chất công trình, địa chất môi trường - tai biến tự nhiên.

Tại Việt Nam nhiều người gọi nó là ca-rô-ta, theo tiếng Nga Каротаж khi kỹ thuật địa chất nhập vào nước ta hồi những năm 1957-1965, vốn có gốc gác là tiếng Pháp Carottage. Tuy nhiên hiện nay tại Nga thiên về dùng thuật ngữ Геофизические исследования скважин, và tại Pháp thì dùng Diagraphie để chỉ Địa vật lý hố khoan, vì cái đầu đo dài hơn củ cà rốt quá nhiều (Đầu đo là một trong những máy móc thiết bị của hố khoan - đây là nơi thực thi các đo đạc theo cơ sở lý thuyết của từng phương pháp nhưng được thu gọn trong ống đo để hoạt động được ở lỗ có đường kính nhỏ nhất cỡ 50 mm (2 inch) và chịu áp suất cao

Ngành địa vật lý giếng khoan (hố khoan)

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Long Hải kiểm tra thi công giếng khoan thanh niên tại thôn Khánh Tân, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận)

Tổng hợp

Chia sẻ

Định hướng nghề nghiệp11111111


TOP VIEW