Ngành Công Nghệ Hạt Nhân thiếu nhân lực - do đâu?

Thứ 4, 10/07/2013 | 08:51 GMT+7

Công nghệ hạt nhân là ngành trọng điểm, tiềm năng trong tương lai nhưng hiện nay cả nước mới chỉ có một số trường đại học đào tạo. Điểm trúng tuyển ngành này của kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm ngoái khoảng 16 - 17 điểm.

Một số trường đại học đào tạo ngành Công nghệ hạt nhân gồm: Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Điện lực, ĐH Đà Lạt...
Mỗi khóa đào tạo, các trường chỉ tuyển khoảng 30 - 40 chỉ tiêu. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này chủ yếu ở lại trường làm giảng viên và tham gia nghiên cứu ở các Viện nghiên cứu như Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ngoài ra, một số sinh viên thì làm ở bệnh viện K và bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Nội dung chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Công nghệ và Vật lý hạt nhân. Chương trình đào tạo có tính   chất mềm dẻo nhằm mục tiêu kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ và khoa học hạt nhân.

Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng: Sinh viên trang bị những kiến thức về công nghệ hạt nhân cơ bản, hiện đại và cập nhật các tiến bộ của công nghệ và vật lí hạt nhân trên thế giới, được tham quan và thực tập thực tế tại các cơ sở hạt nhân trong nước.


Nội dung đào tạo nhằm cung cấp kỹ năng chọn lọc có định hướng về kỹ thuật và công nghệ hạt nhân; hiểu biết về an toàn phóng xạ; biết cách vận dụng các thiết bị điện tử hạt nhân và phương pháp kiểm tra vật liệu bằng kỹ thuật hạt nhân.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ở các trình độ theo ngành đào tạo:

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia như: Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia, Viện Công nghệ Quốc gia, các trường ĐH, CĐ, các công ty nhà nước hoặc tư nhân theo hướng phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ, trong ngành Năng lượng hạt nhân...

Sinh viên tốt nghiệp đủ năng lực làm việc trên các lĩnh vực khác nhau như ngành năng lượng hạt nhân để phục vụ nhu cầu điện hạt nhân trong tương lai của đất nước, các ngành khoa học và kỹ thuật hạt nhân cơ bản và ứng dụng; các ngành kinh tế thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp; y học xạ trị, khảo cổ học, địa chất thuỷ văn. Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ hoặc có thể tiếp tục học lên cao như Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Xu hướng tương lai của ngành này khá rộng mở. Cả nước hiện nay mới chỉ có khoảng vài trăm cán bộ khoa học và công nghệ hạt nhân. Trong khi đó, Việt Nam dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên công suất 2.000 MW tại xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước) và xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) của tỉnh Ninh Thuận, dự kiến vận hành vào năm 2020.

Theo Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF)..., nhân lực cần cho nhà máy điện hạt nhân công suất 2.000 MW là khoảng 1.000 người có trình độ ĐH, CĐ.
Như vậy, để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu bảo dưỡng nhà máy an toàn sẽ cần hơn 1.200 người có trình độ ĐH. Nhân lực cho hai nhà máy điện khoảng 2.400 người. Khâu chuẩn bị nhân lực này phải đi trước từ 10 - 15 năm.

Với tốc độ đào tạo hiện nay của các trường mỗi năm có được hơn 100 kỹ sư ra trường như vậy, trong tương lai ngành này thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Theo TPOnline Như vậy là nguồn cung và cầu luôn chênh lệch. Cho đến nay các trang website tuyển dụng việc làm vẫn chưa có nhu cầu tuyển lao động trong ngành. Trên các trang mạng lớn tìm việc làm mới các ứng viên vẫn còn khá mơ hồ. Dĩ nhiên, đây là một ngành mới tiềm năng mà các bạn trẻ nên tham khảo. Chúc các bạn may mắn và thành công!

Chia sẻ

Lao động - Việc làm

Lao động - Việc làm


TOP VIEW