Thí sinh tham dự xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần thỏa mãn các điều kiện sau: Có kết quả xếp loại học lực 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 từ Trung bình khá trở lên; Hạnh kiểm cả 3 học kỳ nêu trên xếp loại Khá trở lên; Kết quả thi trung học phổ thông quốc gia xếp loại Trung bình khá trở lên.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ xét tuyển ở 3 nhóm ngành: Nhóm 1: Ngành Báo chí. Nhóm 2: Triết học, Kinh tế, Lịch sử, Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội. Nhóm 3: Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Ngôn ngữ Anh.
Môn thi quy định cho từng nhóm ngành như sau:
Nhóm ngành 1:
- Môn thi bắt buộc: Ngữ Văn
- Môn tự chọn: chọn 1 trong các môn Toán, Lịch Sử, Tiếng Anh
- Môn năng khiếu: Năng khiếu báo chí
- Điểm xét tuyển: A + B + C
Nhóm ngành 2:
- Môn thi bắt buộc: Ngữ Văn, Toán
- Môn tự chọn: chọn 1 trong các môn Toán, Địa lý, Tiếng Anh
- Môn Năng khiếu: Năng khiếu báo chí
- Điểm xét tuyển: A + B
Nhóm ngành 3:
- Môn thi bắt buộc: Ngữ Văn, Tiếng Anh (hệ số 2)
- Môn tự chọn: chọn 1 trong các môn Toán, Địa lý, Lịch Sử
- Môn Năng khiếu: Năng khiếu báo chí
- Điểm xét tuyển: A + B
Nhóm ngành Báo chí:
- Môn thi bắt buộc: Ngữ Văn
- Môn tự chọn: chọn 1 trong các môn Toán, Tiếng Anh, Lịch Sử
- Môn Năng khiếu: Năng khiếu báo chí
Bài kiểm tra năng khiếu báo chí gồm hai phần:
Phần thứ nhất: Kiểm tra trắc nghiệm kiến thức một số môn học phù hợp với ngành đăng ký dự thi của thí sinh. Thời gian làm bài 60 phút.
Phần thứ hai: Bài thi tự luận phù hợp với ngành đăng ký dự thi của thí sinh. Thời gian làm bài 90 phút.
Tổng thời gian làm bài 150 phút. Bài kiểm tra năng khiếu do Học viện ra đề và tổ chức chấm thi. Thí sinh kiểm tra tại trường.
Điểm trúng tuyển được xác định như sau: lấy tổng điểm 3 môn (các môn tính hệ số 1) xếp từ cao xuống thấp. Trong trường hợp có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, xét tuyển thí sinh có điểm thi môn Năng khiếu báo chí cao hơn để lấy đủ chỉ tiêu theo quy định.
Nhóm Khoa học chính trị gồm các ngành: Triết học; Kinh tế; Lịch sử; Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước; Chính trị học; Xuất bản; Công tác xã hội; Xã hội học.
Hai môn bắt buộc là Toán, Văn. Thí sinh được chọn một trong ba môn: Lịch sử, Địa lý, ngoại ngữ làm môn thi thứ ba.
Nhóm này có phương thức xét tuyển như sau: lấy tổng điểm hai môn bắt buộc và một môn tự chọn (các môn tính hệ số 1). Trong trường hợp có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, xét tuyển thí sinh có điểm trung bình chung 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 THPT) môn Lịch sử cao hơn.
Nhóm Thông tin đối ngoại gồm các ngành: Quan hệ quốc tế; Quan hệ công chúng; Quảng cáo; Ngôn ngữ Anh. Nhóm này xét tuyển hai môn chính là Ngữ Văn và tiếng Anh (nhân hệ số 2). Môn thứ ba do thí sinh tự chọn trong các môn: Toán, Lịch sử, Địa lý.
Nhóm này lấy tổng điểm hai môn bắt buộc là Ngữ văn và tiếng Anh và một môn tự chọn (môn tiếng Anh tính hệ số 2). Trong trường hợp có nhiều thí sinh bằng điểm nhau, xét tuyển thí sinh có điểm trung bình chung 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 THPT) môn tiếng Anh cao hơn.
Lịch thi tuyển của trường như sau: thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 16/3/2015 đến ngày 29/4/2015.
Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, những thí sinh đăng ký dự thi tuyển nhóm Báo chí nếu đủ tiêu chuẩn xét tuyển ở vòng sơ tuyển hồ sơ sẽ được hội đồng tuyển sinh Học viện gửi giấy báo dự kiểm tra môn Năng khiếu và thông báo danh sách dự kiểm tra môn này trên website Học viện.
Thời gian kiểm tra môn Năng khiếu dự kiến vào ngày 9/7/2015.
Biên Thùy