Công nghệ thực phẩm – Đón đầu sự phát triển

Thứ 3, 24/12/2013 | 17:14 GMT+7

“Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn đang rất hứa hẹn có nhiều triển vọng và phát triển mạnh trong điều kiện rất khó khăn của nền kinh tế hiện nay”

Ảnh minh họa.

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tại Triển lãm Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống VN tại TP. HCM ngày 11/9 vừa qua. Theo dự báo của Bộ Công Thương, từ nay đến 2016, sức tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam sẽ tăng 5,1%/năm, ước đạt khoảng 29,5 tỉ USD. Mức tiêu thụ bình quân đầu người vào năm này ước đạt khoảng 5,8 triệu đồng/năm (tương đương 316 USD/năm).

Hiện ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam gồm một số ngành kinh tế kỹ thuật chính: rượu - bia- nước giải khát; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật; công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm; chế biến bột và tinh bột; công nghiệp sản xuất thực phẩm dinh dưỡng,... Cả nước có hàng nghìn nhà máy thực phẩm lớn nhỏ, đã và đang sản xuất được nhiều sản phẩm phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Dưới góc độ khả năng sinh lời, thống kê của Vietnam Report trên danh sách V1000 (1.000 DN đóng thuế cao nhất VN năm 2013) cho thấy, ngành thực phẩm - đồ uống có chỉ số ROE và ROA cao thứ hai trong các ngành kinh doanh, chỉ sau ngành viễn thông. Trong danh sách đóng thuế, ngành thực phẩm - đồ uống cũng thuộc top 5, chỉ sau các ngành ngân hàng - tài chính - bảo hiểm, viễn thông, khoáng sản - xăng dầu, xây dựng - BĐS - VLXD.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì vấn đề cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hóa càng trở nên gay gắt. Sản phẩm của các công ty nước ngoài hay các công ty liên doanh chiếm một ưu thế nhất định. Nguyên nhân chính là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trong đó ngoài những trang thiết bị hiện đại, những quy trình công nghệ tiên tiến phải kể đến đó là nguồn nhân lực. Chúng ta đang thực sự thiếu những kỹ sư, những cử nhân, những người lao động có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề vững vàng. Điều đó giải thích vì sao hiện nay có hiện tượng lao động nước ngoài đã tràn sang tìm việc làm và lao động trên chính mảnh đất của chúng ta.

Xuất phát từ nhu cầu và tình hình thực tế, sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo về các lĩnh vực như: Công nghệ sản xuất rượu bia – nước giải khát, Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Công nghệ chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, Bảo quản và chế biến thủy sản, Bảo quản và chế biến rau quả, Bảo quản và chế biến lương thực, Sản xuất mía đường – Bánh kẹo, Chế biến trà - cà phê, Đồ hộp thịt, cá, rau quả,...Sự đa dạng của ngành nghề cũng chính là lợi thế giúp người học dễ dàng tìm cho mình một công việc thích hợp sau khi ra trường.

Ngành Công nghệ thực phẩm với trình độ đại học (kéo dài 4 năm) và cao đẳng (kéo dài 3 năm) sẽ được đào tạo về các lĩnh vực như: Công nghệ sản xuất rượu bia – nước giải khát, Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Công nghệ chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, Bảo quản và chế biến thủy sản, Bảo quản và chế biến rau quả, Bảo quản và chế biến lương thực, Sản xuất mía đường – Bánh kẹo, Chế biến trà - cà phê, Đồ hộp thịt, cá, rau quả,...Sự đa dạng của ngành nghề cũng chính là lợi thế giúp người học dễ dàng tìm cho mình một công việc thích hợp sau khi ra trường.  Muốn học ngành này, bạn cần học tốt môn Hóa và học đều môn Toán, Lý để thi khối A hoặc Toán, Sinh để thi khối B. Các trường ĐH sau đây có tuyển sinh ngành công nghệ thực phẩm: ĐH Bách khoa Hà Nội; ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM); ĐH Nông lâm (ĐH Huế); ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng); ĐH Cần Thơ; ĐH Công nghiệp TP.HCM; ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM; ĐH Vinh…

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng Kỹ sư công nghệ thực phẩm (hệ đại học) hoặc cử nhân cao đẳng, với vai trò là cán bộ kỹ thuật tại các công ty, nhà máy chế biến thực phẩm hoặc chuyên viên kiểm tra, đánh giá, đảm bảo chất lượng thực phẩm tại các trung tâm nghiên cứu và kiểm định về chất lượng thực phẩm.

 

Lưu Yến - HuongNghiep24h

Tổng Hợp

 

Chia sẻ

Tư vấn nghề nghiệp

Tư vấn nghề nghiệp


TOP VIEW