Luật nghĩa vụ quân sự áp dụng cho nữ giới

Thứ 5, 25/02/2016 | 10:50 GMT+7

Theo Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981 sửa đổi, bổ sung 2005 quy định: “Công dân nữ có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình, phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ

Theo quy định trên, nữ giới hoàn toàn có thể đăng ký đi nghĩa vụ quân sự nhưng phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện. Trong trường hợp, bạn tự nguyện thì có thể phục vụ tại ngũ trong quân đội. Việc bạn có mong muốn tham gia nghĩa vụ quân sự thì bạn nên làm đơn gửi ban chỉ huy quân sự, trình bày tâm tư, nguyện vọng của mình, Ban chỉ huy quân sự sẽ xem xét và có hướng giải quyết. Đối với nữ công dân vào phục vụ trong Quân đội: theo yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội, Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định gọi Nhập ngũ.

 

Tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm đối với nữ quy định tại Điều 4 Thông tư 167/2010/TT – BQP quy định:

Tiêu chuẩn tuyển quân nữ (chiếu theo thông tư 167/2010/TT - BQP)

1. Tuổi đời:

Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Gọi từ lứa tuổi thấp đến lứa tuổi cao.

2. Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức:

a) Thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Quốc phòng – Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị, nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.

b) Những cơ quan, đơn vị trọng yếu, tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về nguyên tắc tuyển chọn, điều động người vào làm việc ở cơ quan; đơn vị trọng yếu, cơ mật.

c) Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lữ đoàn 144, Đoàn Nghi lễ Quân đội thuộc Bộ Tổng Tham mưu thực hiện tuyển chọn tiêu chuẩn riêng theo quyết định của Bộ Quốc phòng.

d) Những công dân xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống), không gọi nhập ngũ vào Quân đội.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung.

c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội.

4. Tiêu chuẩn học vấn:

a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ học vấn lớp 8 trở lên. Những địa phương thực sự khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn số có trình độ học vấn lớp 7.

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các xã biên giới được tuyển từ 20-25% có trình độ học vấn cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên, nếu vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu có thể tuyển một số không biết chữ để vừa huấn luyện, vừa học tập để nâng cao trình độ học vấn nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cho địa phương sau khi xuất ngũ.

c) Tích cực tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân đã tốt nghiệp các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo Nghề để giảm bớt lưu lượng đào tạo trong Quân đội, góp phần thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng xây dựng Quân đội”.

Theo quy định trên, để tham gia nhập ngũ, bạn cần thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định về độ tuổi, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, tiêu chuẩn sức khỏe, tiêu chuẩn học vấn. Vấn đề tiêu chuẩn sức khỏe, bạn có thể tham khảo quy định pháp luật tại Mục II Thông tư 14/2006/TTLT_BYT-BQP và các phụ lục để biết được các tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe. Nếu sức khỏe của bạn thuộc loại 1, 2, 3 thì bạn được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Việc đăng ký quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ được tiến hành tại nơi họ cư trú theo hai cấp:

1- Đăng ký ở xã, phường, thị trấn do Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn phụ trách;

2- Đăng ký ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phụ trách”

Theo quy định trên, việc đăng ký nghĩa vụ quân sự được thực hiện ở nơi họ cư trú cấp xã (phường, thị trấn) và cấp huyện (quận, thị xã, thành phố). Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc của mỗi công dân, hy vọng thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay có thể làm tốt vai trò bảo vệ Tổ Quốc của mình với đất nước

Tổng hợp

tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm đối với nữ quy định tại Điều 4 Thông tư 167/2010/TT – BQP quy định:

“Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân

1. Tuổi đời:

Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Gọi từ lứa tuổi thấp đến lứa tuổi cao.

2. Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức:

a) Thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Quốc phòng – Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị, nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.

b) Những cơ quan, đơn vị trọng yếu, tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về nguyên tắc tuyển chọn, điều động người vào làm việc ở cơ quan; đơn vị trọng yếu, cơ mật.

c) Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lữ đoàn 144, Đoàn Nghi lễ Quân đội thuộc Bộ Tổng Tham mưu thực hiện tuyển chọn tiêu chuẩn riêng theo quyết định của Bộ Quốc phòng.

d) Những công dân xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống), không gọi nhập ngũ vào Quân đội.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung.

c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội.

4. Tiêu chuẩn học vấn:

a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ học vấn lớp 8 trở lên. Những địa phương thực sự khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn số có trình độ học vấn lớp 7.

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các xã biên giới được tuyển từ 20-25% có trình độ học vấn cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên, nếu vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu có thể tuyển một số không biết chữ để vừa huấn luyện, vừa học tập để nâng cao trình độ học vấn nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cho địa phương sau khi xuất ngũ.

c) Tích cực tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề để giảm bớt lưu lượng đào tạo trong Quân đội, góp phần thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng xây dựng Quân đội”.

Theo quy định trên, để tham gia nhập ngũ, bạn cần thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định về độ tuổi, tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, tiêu chuẩn sức khỏe, tiêu chuẩn học vấn. Vấn đề tiêu chuẩn sức khỏe, bạn có thể tham khảo quy định pháp luật tại Mục II Thông tư 14/2006/TTLT_BYT-BQP và các phụ lục để biết được các tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe. Nếu sức khỏe của bạn thuộc loại 1, 2, 3 thì bạn được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Mặt khác, theo quy định tại: Theo Điều 58 Luật Nghĩa vụ quân sự:

“Việc đăng ký quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ được tiến hành tại nơi họ cư trú theo hai cấp:

1- Đăng ký ở xã, phường, thị trấn do Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn phụ trách;

2- Đăng ký ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phụ trách”

Theo quy định trên, việc đăng ký nghĩa vụ quân sự được thực hiện ở nơi họ cư trú cấp xã (phường, thị trấn) và cấp huyện (quận, thị xã, thành phố). Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc của mỗi công dân, hy vọng thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay có thể làm tốt vai trò bảo vệ Tổ Quốc của mình với đất nước

Chia sẻ

Tư vấn nghề nghiệp

Tư vấn nghề nghiệp


TOP VIEW