Ngành quản lý văn hóa có tương lai tốt không?

Thứ 3, 05/01/2016 | 18:20 GMT+7

Tại sao ngành quản lý văn hóa rất được chú trọng trong giáo dục nhưng lại rất ít sinh viên theo học? Thực ra ngành quản lý văn hóa có tương lai tốt không? Đầu ra xin việc ra sao?

Theo thống kê sơ bộ từ các nguồn tìm kiếm ngành quản lý văn hóa. Chúng tôi đo được lượng sinh viên học ngành này khá ít. Lý do tại sao ngành quản lý văn hóa rất ít người kinh theo học và tại sao ở Nhật Bản họ lại đào tạo rất tốt ngành này. Còn VN, nền giáo dục nước nhà ra sao?  

Ngành quản lý văn hóa có tương lai tốt không?

Cùng tham khảo một vài thông tin thảo luận sau:
Ngành Quản lý văn hóa của Đại học Văn hóa Hà Nội đào tạo cả về Quản lý lễ hội & sự kiện cũng như Quản lý di sản văn hóa. Nhưng mà đến hôm qua, giảng viên môn Tiếng Việt thực hành của trường Báo kể là, cái lớp Quản lý văn hóa toàn sinh viên người dân tộc thiểu số, và có rất ít người Kinh??
Như này là sao đây? Sao giới trẻ Kinh chẳng mặn mà, chẳng quan tâm gì đến văn hóa dân tộc vậy? Mấy ông quản lý văn hóa thế hệ đi trước đã phá hỏng các di tích lịch sử r. Bây giờ đến lượt thế hệ con cháu thậm chí còn phớt lờ văn hóa dân tộc  Nên biết rằng, văn hóa - du lịch chính là ngành công nghiệp không khói, là quyền lực mềm, sức mạnh mềm của quốc gia nhé. Hãy nhìn sang Nhật Bản họ đã quảng bá văn hóa truyền thống lẫn hiện đại ra sao, đặc biệt là Hàn Quốc họ đã thành công trong việc tạo dựng và quảng bá làn sóng văn hóa Hallyu ra khắp thế giới. Hay như trường hợp của Đài Loan, lịch sử không ưu đãi cho đảo quốc này những di sản văn hóa nổi bật, chỉ có mỗi đảo Kim Môn thì lại nằm tít ngoài khơi xa gần Phúc Kiến. Thế nhưng họ vẫn dốc sức bảo tồn và phát huy giá trị của hòn đảo này nhằm hướng tới đề cử ứng cử viên Di sản văn hóa thế giới trong tương lai. Vùng Đông Nam Á thì có Thái Lan phát triển cực mạnh về du lịch với những tín ngưỡng, lễ hội truyền thống cực kỳ đặc sắc. Người dân còn tích cực xây dựng hình ảnh Thái Lan là "xứ sở nụ cười" để thu hút khách du lịch...   Nguồn: lichsuvn.net

Theo PGS. TS Đào Duy Quát (tạp chí ban tuyên giáo TW): Văn học, nghệ thuật (văn học - nghệ thuật ngôn từ, mỹ thuật, sân khấu, múa, nhiếp ảnh, âm nhạc, kiến trúc, điện ảnh) là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa, là nhu cầu cần thiết thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người, là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người.

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý văn hóa ra làm gì?


Sinh viên sau khi ra trường chuyên ngành Quản lý Văn hóa, co thể tham gia xin phỏng vấn công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay các tổ chức văn hoá nghệ thuật có yếu tố nước ngoài
Sở và Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật luôn luôn mở cửa chào đón các sinh viên tốt nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật và các điểm vui chơi, giải trí, bộ phận marketing.
Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty event, tổ chức sự kiện event, biểu diễn nghệ thuật mở các phòng tranh hoặc làm việc như những nhân viên độc lập cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.
Nhưng chủ yếu là năng lực học tập, sở thích ngành nghề của sinh viên như thế nào để lựa chọn trường cho phù hợp bản thân của mình nhất. Niềm say mê khiến mình yêu thích trong ngành nghề mình chọn hơn. Ngành học nào cũng có thế mạnh riêng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chia sẻ

Tư vấn nghề nghiệp

Tư vấn nghề nghiệp


TOP VIEW