Nghề "Food stylist " - Thiết kế thời trang cho....món ăn

Thứ 6, 10/10/2014 | 09:23 GMT+7

Food stylist – Nghề trang trí, làm đẹp cho món ăn là một nghề mới xuất hiện cách đây vài năm tại Việt Nam.

Food stylist có những yêu cầu gần giống với công việc của một nhà thiết kế thời trang.

Nhìn những món ăn trên báo, tạp chí, ít ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn và bắt mắt của chúng. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng có một nghề đưa lại những hình ảnh này cho chúng ta, trang điểm và tạo phong cách cho món ăn, đó chính là Food stylist.

Food stylist được hiểu là người tạo ra phong cách cho món ăn. Có thể gọi đơn giản là thiết kế và trình bày ra một món ăn đẹp mắt theo yêu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ của họ là phối hợp ẩm thực với nghệ thuật sắp đặt các nguyên liệu, màu sắc để cho ra món ăn hấp dẫn trong các buổi chụp hình quảng cáo, thu hình cho các chương trình dạy nấu ăn trên các ứng dụng và trên truyền hình. Nghề này trên thế giới cũng đã xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước và bắt đầu tại Mỹ. Riêng Việt Nam thì mới đầu bắt được chú ý từ 7 đến 8 năm nay ở Sài Gòn và  phát triển mạnh nhất là 2, 3 năm gần đây tại Hà Nội.

Tại Việt Nam, người dân chưa phổ biến về việc thưởng thức các món ăn mà được trang trí một cách tỉ mỉ. Khác với nhiều nước phát triển khác, họ sẵn sàng trả một số tiền rất lớn, đến cả 3000 đô la/ ngày để cho người làm nghề food stylist có thể sáng tạo ra một món ăn mới. Vì vậy, ở nước ngoài, nghề này ở nước ngoài có thu nhập khá lớn. Khoảng 40.000 đô la/ năm (tương đương 840 triệu đồng trong 1 năm).

Hiện nay, thu nhập của một food stylist dao động khoảng 15 đến 17 triệu một tháng, đây cũng không phải là một thu nhập “khủng”, tuy nhiên, cũng ở mức khá khi kinh tế nước nhà đang trong giai đoạn khó khăn. Tuy vậy, không phải tháng nào cũng có thu nhập kha khá như thế, có tháng thu nhập cũng chỉ khoảng 7 đến 8 triệu tùy vào số lượng khách hàng đến đây và có “chịu chơi” hay không.

Để tạo ra một sản phẩm món ăn đẹp thì cần có sự kết hợp của các loại đựng thức ăn là bát đĩa sao cho thật phù hợp. Như thế mới tạo cho món ăn thêm phần bắt mắt.

Điều làm nên sự khác biệt của nghề này với một người đầu bếp bình thường, đó là bạn luôn phải có sự sáng tạo, óc thẩm mỹ và sự quản lý tất cả các khâu liên quan khác trong bếp. Từ lựa chọn nguyên liệu cho đến cách nấu, cách trang trí sẽ đều cần một gu thẩm mỹ sáng tạo không giống ai của người làm food stylist...

Nghề trang trí, tạo phong cách cho món ăn – food stylist tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng đây sẽ là một nghề hy vọng hứa hẹn mang lại thu nhập khá cho những ai có ngọn lửa đam mê với nó.

 

Ngọc Hân - HuongNghiep24h

Chia sẻ

Tư vấn nghề nghiệp

Tư vấn nghề nghiệp


TOP VIEW