Nghề lễ tân khách sạn - Những điều ít biết

Thứ 4, 04/03/2015 | 11:40 GMT+7

Nhân viên lễ tân trong khách sạn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành kinh doanh khách sạn và có ảnh hưởng đến sự thành bại trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.

le-tan-khach-san

Chân dung 1 nhân viên lễ tân khách sạn

Nhân viên lễ tân khách sạn được xem là "bộ mặt" là hình ảnh của khách sạn. Vì là người đầu tiên và cuối cùng đại diện cho khách sạn để đón, tiếp xúc và tiễn khách, có thể gây cảm tình đẹp hay ấn tượng xấu đối với khách khi họ vừa bước chân đến khách sạn. Lễ tân đóng vai trò quyết định trong việc giới thiệu quảng bá khách sạn, thu hút và lưu giữ khách.
Ở vị trí quan trọng này nhân viên lễ tân khách sạn luôn phải giữ thái độ hiếu khách, thể hiện tốt phong cách chuyên nghiệp, lịch sự, thân thiện đối với khách.

Nhân viên lễ tân cần phải có chuyên môn nghiệp vụ, có ngọai ngữ thông thạo, có ngọai hình, có khả năng giao tiếp tốt ứng xử cùng với sự hiểu biết văn hóa - xã hội. Mỗi cử chỉ, hành động, việc làm của nhân viên lễ tân đều tác động đến quyết định tiêu dùng của khách du lịch.

Không giới hạn công việc cụ thể

Một ngày làm việc của lễ tân khách sạn giống như guồng quay không có lúc nào dừng lại. Bạn phải luôn trong tâm thế sẵn sàng cho mọi câu hỏi, bởi khách có thể hỏi bạn bất cứ điều gì. Bạn không thể đoán trước những gì sẽ xảy ra trong ngày. Mọi thứ cứ thế diễn ra: Đặt nhà hàng ăn, mua vé xem phim, sắp xếp tour du lịch, cử người đến xách đồ mà khách mua tại một trung tâm thương mại, hay thuê xe hơi giúp họ.

Luôn lạc quan vô điều kiện và không biết mệt mỏi

"Thậm chí khi biết rõ mình không thể làm được việc này việc kia, nhưng chúng tôi không bao giờ từ chối khách hàng hoặc nói thẳng thừng với họ rằng, chúng tôi không thể". Đó là phương châm làm việc của anh Hùng - một nhân viên lễ tân ở khách sạn Sầm Sơn Thanh Hóa. Anh bảo rằng, bằng mọi cách chúng tôi phải làm khách hàng hài lòng.

Có mạng lưới quan hệ đáng mơ ước

Các cửa hàng và nhà hàng luôn muốn nhân viên lễ tân dẫn khách đến, bởi vậy họ thường tới và trao đổi về công việc kinh doanh. Chính bằng cách này, nhân viên lễ tân có được các mối liên lạc.

Có những thứ khiến người khác ganh tỵ

Phần lớn các nhà hàng đều mời nhân viên lễ tân tới để thử trải nghiệm dịch vụ ăn ở đó. Nhân viên lễ tân ghé qua từng cửa hàng và dựa vào trải nghiệm của chính mình để gợi ý cho khách. Ngoài ra, rất nhiều nhà thiết kế, tiệm spa cũng tìm cách để “liên hệ” với nhân viên lễ tân. Vì thế, nhiệm vụ của lễ tân là cân nhắc, xem điểm đến nào đáng để giới thiệu cho khách của mình.

Hầu hết lễ tân đều nhận được lời cảm ơn từ khách

Hầu hết khách trân trọng những gì mà các lễ tân làm cho họ. Bằng chứng là lễ tân thường nhận được những lời cảm ơn hay các món quà khi họ rời khách sạn.

Một số địa chỉ đào tạo

- Trường đại học công lập: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Văn hoá, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Đà Lạt...
- Trường Đại học dân lập: Trường Đại học Dân lập Đông Đô, Trường Đại học Dân lập phương Đông, Viện Đại học Mở, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, Trường Đại học Dân lập Duy Tân, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Văn hiến, Trường Đại học Hùng Vương...
- Trường cao đẳng: Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường Cao đẳng Văn hóa Tp.Hồ Chí Minh...
- Trường trung học chuyên nghiệp: hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp có đào tạo ngành này chia làm hai loại:
+ Hệ thống các trường của ngành du lịch trực thuộc Tổng cục du lịch Việt Nam: cả nước có 3 trường đặt ở Vũng Tàu, Huế, Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó còn có Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn (do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn quản lý).
+ Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp không do ngành du lịch trực tiếp quản lý được phân bố nhiều nơi trong khắp cả nước.

 

Thu Thủy

Chia sẻ

Tư vấn nghề nghiệp

Tư vấn nghề nghiệp


TOP VIEW