Khi Sinh viên mới tốt nghiệp xem mình là "ngôi sao"

Thứ 5, 05/09/2013 | 09:00 GMT+7

Ra trường với tấm bằng trong tay, không ít sinh viên dù học giỏi, có khả năng nhưng vẫn đánh mất nhiều cơ hội việc làm và bỏ lỡ lộ trình thăng tiến..

 

“Ngôi sao” đi xin việc

Không ít sinh viên (SV) vừa tốt nghiệp đánh mất cơ hội vì “đánh giá bản thân quá cao so với năng lực thực tế bản thân”. Không ít người  có những đòi hỏi không phù hợp với công ty tuyển dụng. Nhiều bạn chưa có kinh nghiệm đã yêu cầu ngay vào vị trí quản lý hay đưa ra mức lương ngất ngưởng.

Có thể trong quá trình học tập ở trường hay trải qua một vài cuộc thi nào đó, các bạn nhận được sự đánh giá cao của gia đình, nhà trường. Đồng thời do thiếu rèn luyện, nghèo vốn sống lẫn va chạm cuộc sống nên nhiều bạn ra trường dễ ngộ nhận về giá trị bản thân, đánh giá thiếu thực tế.

Không ít trường hợp cứ nằng nặc đòi gặp quản lý sau khi hồ sơ mình bị đánh trượt. Không ít bạn đã làm đội ngũ nhân sự choáng váng khi nghe những câu hỏi như: “Anh chị xem, trong hàng chục hồ sơ trúng tuyển có ai bằng nổi em không?”. Chỉ xét thái độ đó thì công ty đã đánh trượt người này rồi.

Không phải tất cả, nhưng khá nhiều bạn tốt nghiệp đạt bằng loại Giỏi tự cho mình ở vị trí rất cao khi đi xin việc. Các bạn có những lợi thế nhất định nhưng đưa ra những yêu cầu công ty không đáp ứng được thì đã tự mình tước mất cơ hội.

Mất việc vì cho mình “ngôi sao”

Nhiều SV mới ra trường đi làm, làm được chút gì đó đã xem mình là trung tâm, hơn hẳn những người khác. Đánh giá quá cao bản thân, họ quay sang có đòi hỏi hoặc chê bai công ty không trả công xứng đáng cho mình.

Khi bạn tự dánh giá mình quá cao thì mức độ gắn bó, cống hiến của minh đối với công ty trở nên hạn chế. Những ai đòi hỏi không phù hợp, thái độ thiếu thiện chí, công ty sẽ không giữ lại. Doanh nghiệp thà giữ một người chuyên môn chưa thật giỏi mà có tinh thần học hỏi hơn là một người luôn cho mình là số 1.

Thái độ của SV mới tốt nghiệp là điều mà rất nhiều nhà tuyển dụng phàn nàn, trong đó đặc biệt những bạn có kết quả học tập cao dễ cho mình là “ngôi sao”. Họ bị ảo tưởng về khả năng, dẫn đến sự ngộ nhận, thổi phồng về năng lực, đóng góp của mình và trở nên ngại chịu khó, khổ luyện.

Ngoài ra, thái độ đó bắt nguồn từ tâm lý nôn nóng thể hiện mình, mong muốn có vị trí công việc, mức thu nhập như mơ. Họ quên mất rằng kết quả lẫn giá trị bản thân chỉ đến sau quá trình nỗ lực, cống hiến.

Điều này làm cho nhiều SV dù học giỏi, có khả năng nhưng vẫn đánh mất nhiều cơ hội việc làm và bỏ lỡ lộ trình thăng tiến. Bạn nên nhớ rằng các công ty luôn sẵn sàng "tận dụng người giỏi vào những kế hoạch ngắn hạn để đạt được kết quả. Còn để gắn bó lâu dài, sẽ đặt vấn đề đạo đức lên trên, còn chuyên môn có thể bổ sung dần".

 

Lưu Yến - KenhTimViec

 

Chia sẻ

Cẩm nang người tìm việc

Điểm sàn xét tuyển các trường Y Dược 2024
Điểm sàn xét tuyển các trường Y Dược 2024

13 view | Thứ 5, 25/07/2024 | 09:25 GMT+7

Điểm sàn xét tuyển nhóm ngành Sức khỏe và Sư phạm
Điểm sàn xét tuyển nhóm ngành Sức khỏe và Sư phạm

23 view | Thứ 2, 22/07/2024 | 07:56 GMT+7

Khi biết điểm tốt nghiệp THPT, thí sinh cần làm gì?
Khi biết điểm tốt nghiệp THPT, thí sinh cần làm gì?

58 view | Thứ 5, 18/07/2024 | 09:06 GMT+7

Ngành nghề nào có tốc độ tăng thu nhập vượt trội?
Ngành nghề nào có tốc độ tăng thu nhập vượt trội?

70 view | Thứ 3, 16/07/2024 | 09:22 GMT+7

5 ngành học được dự báo bùng nổ trong 5 - 10 năm tới
5 ngành học được dự báo bùng nổ trong 5 - 10 năm tới

109 view | Thứ 7, 13/07/2024 | 08:13 GMT+7


TOP VIEW