Ứng xử với đồng nghiệp khó tính

Thứ 4, 20/01/2016 | 18:00 GMT+7

Đồng nghiệp khó tính thường gây phiền toái cho bạn, thiếu thiện chí và không muốn hợp tác với bạn trong công việc. Họ cũng có thể gây cho bạn những rắc rối hoặc cản trở bạn trong khi làm việc hay trong cuộc sống. Bạn nên làm gì trong trường hợp này?

Hãy xem các cách mách bảo sau đây để cải thiện kỹ năng làm việc theo nhóm của mình  để thẳng bước đến thành công.

 

Tuyệt đối không tìm cách trả thù

Tuyệt đối đừng bao giờ nghĩ đến việc trả thù, vì làm vậy là bạn đang hạ thấp chính bản thân mình.  Bạn cũng không nên đem chuyện đồng nghiệp đố kỵ ra kể lể mong tìm được đồng minh, vì đây không phải là giải pháp có thể giải quyết được hết mâu thuẫn.

Xem thêm: Cách trả thù đàn bà: cô gái vắt sữa mình vào hộp đồng nghiệp

Thay vào đó, nên tìm hiểu vì sao bạn không chiếm được cảm tình của anh ấy/chị ấy, từ đó tìm hướng giải quyết sáng suốt và tối ưu hơn. Nếu do bạn còn nhiều điểm thiếu sót, hãy bắt đầu hoàn thiện mình hơn. Đây là điều bạn hoàn toàn có thể làm được.

Tuy nhiên cũng có thể là bạn bị đồng nghiệp “bắt nạt” vì là nhân viên mới, hoặc có thể người đồng nghiệp đó đang chịu đấm ăn xôi vì bị người khác giận cá chém thớt. Trong trường hợp này, hãy tỏ ra bạn là người thân thiện, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi có thể ngay cả khi họ khó chịu với bạn. Sự chân thành  sẽ khiến họ phải suy nghĩ lại.

Học cách chia sẻ thẳng thắn

Nếu đã thử nhiều cách mà bạn vẫn chưa tìm được lối thoát cho mối quan hệ bế tắc giữa bạn và đồng nghiệp, hãy thẳng thắn chia sẻ điều này với họ.

Đầu tiên bạn cần định hướng cho mình trong cuộc trò chuyện này, coi đây là dịp để hóa giải những khúc mắc bấy lâu nay của bạn và người ấy chứ không phải một cuộc cãi vã, dằn mặt để “thanh toán” mọi nợ nần. Bạn cũng có thể đưa ra một vài giải pháp, thỏa thuận hay yêu cầu để thỏa hiệp với đồng nghiệp nhằm cải thiện mối quan hệ tồi tệ giữa hai người.

Khi nói chuyện với đồng nghiệp, hãy dùng những ngôn từ chuyên nghiệp, lịch sự, tránh nổi nóng hay nổi cáu. Hãy bình tĩnh kiềm chế bản thân mình để tìm được giải pháp tốt nhất giải quyết những mâu thuẫn và bất đồng.

Cẩn thận đề phòng bị chơi xấu

Một số đồng nghiệp đố kỵ, ganh ghét với bạn hay nói xấu bạn sau lưng và còn muốn phá hoại công việc của bạn, “cướp” thành tích hoặc cũng có thể đổ lỗi cho bạn trong bất cứ tình huống nào.

Với kiểu đồng nghiệp nham hiểm này, bạn cần phải hết sức cẩn thận đề phòng. Hãy chắc chắc rằng bạn luôn biết cách bảo vệ mình trong mọi trường hợp, đừng để xảy ra bất cứ sơ hở nào, bởi sự đó có thể là khiến bạn gặp phải vô vàn rắc rối.

Cố gắng nỗ lực hết mình

Hãy cố gắng hết mình trong công việc để khẳng định năng lực bản thân. Đây là vũ khí hiệu quả giúp bạn đàng hoàng đánh bại âm mưu của đồng nghiệp khó tính.

Ngoài ra, bạn cũng nên cải thiện mối quan hệ của mình với những người khác. Chân thành, thân mật, sẵn sàng giúp đỡ, sống hòa đồng và biết cách sẻ chia với những người xung quanh, sẽ giành được nhiều điểm cộng từ phía các đồng nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa bạn đangăn điểm trước đồng nghiệp khó tính một cách đẹp nhất.

Hãy nói với sếp

Đây được coi là giải pháp cuối cùng để ứng phó với đồng nghiệp khó tính nếu bạn đã thử nhiều cách mà không thể làm người đó Thay đổi. Nếu bạn làm cùng nhóm hoặc cùng phòng với đồng nghiệp khó tính đó, hãy phản ảnh vấn đề này với sếp trên gần nhất với bạn (trưởng nhóm hoặc trưởng phòng). Lời nói của sếp trên sẽ có trọng lượng hơn lời nói của bạn. Sếp trên cũng có thể là trọng tài minh bạch để phân xử cho bạn, hoặc thay đổi nhân sự để bạn và đồng nghiệp khó tính không phải làm việc cùng nhau.

Trên đây là các cách để bạn thích nghi hoặc ít ra thay đổi được gì đó đối với đồng nghiệp khó tính. Chúc bạn có một môi trường làm việc tốt và thoải mái.

 

 

Hải Yến(st)- KenhTimViec

Chia sẻ

Cẩm nang người tìm việc


TOP VIEW