Ngành thương mại quốc tế học gì, làm gì?

Thứ 5, 29/03/2018 | 10:00 GMT+7

Ngành thương mại quốc tế xét tổ hợp môn gì? Học xong ra trường có dễ xin việc? Các kỹ năng yêu cầu trong kinh doanh quốc tế? Đầu ra sau khi tốt nghiệp, điểm chuẩn... Nên hay không nên học thương mại quốc tế?

Sinh viên tốt nghiệp ngành knh doanh quốc tế, chuyên ngành thương mại quốc tế đạt chuẩn về kiến thức giáo dục đại cương theo quy đinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nắm vững những nguyên lý quy luật tự nhiên xã hội, có đủ kiến thức về lý luận chính trị, kinh tế xã hội của ngành và chuyên ngành đào tạo ở trình độ đại học.

Ngành thương mại quốc tế - kinh tế quốc tế

- Có kiến thức dủ rộng về nền kinh tế, quản lý và kinh doanh quốc tế bao gồm: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế  phát triển, Kinh tế  môi trường, Kinh tế thương mại đại cương, Kinh tế quốc tế,  Nghiên cứu môi trường vĩ mô quốc gia và quốc tế, môi trường cạnh tranh ngành, môi truờng và thị trường cạnh tranh  của doanh nghiệp, môi trường nội tại doanh nghiệp, Nguyên lý kinh doanh hiện đại
- Marketing căn bản, Quản trị học, Nguyên lý kế toán, Thương mại điện tử căn bản.
- Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về Kinh doanh quốc tế gồm: Kinh doanh quốc tế, Quản trị đa văn hóa, Đầu tư quốc tế, Luật thương mại quốc tế, quản trị chất lượng, quản trị thương hiệu, quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, quản trị chuỗi cung ứng, hệ thống thông tin quản lý,  quản trị logicstic kinh doanh,  tổng luận thương phẩm học, quản lý nhà nước về thương mại...
- Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về Thương mại quốc tế gồm: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Marketing quốc tế, Quản trị tài chính quốc tế, Quản trị vận chuyển trong thương mại quốc tế, Quản trị chiến lược toàn cầu, Đàm phán thương mại quốc tế, Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, Quảng cáo và  xúc tiến thương mại quốc tế, Nghiệp vụ hải quan.
- Có kiến  thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế-Quản lý- Kinh doanh;

Yêu cầu về kỹ năng trong kinh doanh quốc tế:

Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn các kỹ năng chung căn bản của ngành Kinh doanh quốc tế và kỹ năng chuyên sâu của chuyên ngành Thương mại quốc tế :

+ Kỹ năng cứng:
- Lập và triển khai kế hoạch nghiên cứu và phát triển, giải quyết các vấn đề về thương mại quốc tế của doanh nghiệp
-  Hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế của doanh nghiệp
- Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá các thị trường và lập các chương trình marketing xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
- Kỹ năng giao dịch, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và các văn bản chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa
-  Kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ trong xuất nhập khẩu hàng hóa
-  Kỹ năng xây dựng các chương trình vượt rào cản Kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

+ Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng làm việc theo nhóm (Teamwork)
-  Kỹ năng làm báo cáo, trình diễn và truyền thông thương mại quốc tế
- Kỹ năng tiếng anh đạt chuẩn tương đương cấp độ B1 khung Châu Âu (Quy đổi tương đương theo Thông tư 05 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 15/02/2012)
-  Kỹ năng tin học sử dụng thành thạo tin học văn phòng và phần  mềm chuyên dụng.

Yêu cầu về thái độ, hành vi trước khi theo học:

Sinh viên tốt nghiệp phải đạt được các chuẩn về thái độ hành vi sau:
-  Ý thức vượt khó vươn nên trong học tập
-  Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế và khả năng thích nghi với môi trường GD& ĐT trong nhà trường
-  Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị- văn hóa – xã hội
-  Phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng
-  Ý thức và kết quả tham gia công tác đoàn thể (Teamwork trong lớp hành chính, lớp học phần, nhóm thảo luận, chi đoàn, chi hội và tổ chức khác của trường.

Ngành thương mại quốc tế ra trường làm gì, có dễ xin việc?

Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra ngành Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Thương mại quốc tế của Trường Đại học Thương mại có thể làm việc tại các bộ phận như sau:

- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế.
- Bộ phận  phát triển thị trường, đối tác và khách hàng xuất, nhập khẩu.
- Bộ phận quản trị  chất lượng, phát triển sản phẩm, dịch vụ xuất nhập khẩu.
- Bộ phận quản trị kênh và mạng lưới phân phối xuất, nhập khẩu.
- Bộ phận xúc tiến thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu.
- Bộ phận quản trị tác nghiệp xuất, nhập khẩu (Lập phương án kinh doanh, giao dịch, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu);
- Bộ phận quản trị logicstic quốc tế
- Bộ phận quản trị tài chính quốc tế
- Bộ phận vượt rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ trong thương mại quốc tế.
- Bộ phận xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
- Các công việc R&D xuất, nhập khẩu khác.
- Bộ phận đào tạo và nghiên cứu về kinh doanh quốc tế
- Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính kinh doanh…) ở các doanh nghiệp. 

- Các loại hình tổ chức và doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp
- Các loại hình doanh nghiệp thương mại, đầu tư và sở hữu trí tuệ có hoạt động thương mại quốc tế
 - Các loại hình doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh có hoạt động thương mại quốc tế
- Các bộ phận nghiên cứu, giảng dạy kinh doanh quốc tế ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
- Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại quốc tế ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

Các trường đào tạo ngành thương mại quốc tế:

Dưới đây là thông tin về các môn xét tuyển của một số trường đại học uy tín có đào tạo ngành Kinh doanh thương mại quốc tế:

1. Trường Đại học Ngoại Thương  xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế với ba tổ hợp môn: Toán – Lý – Hóa, Toán – Lý – tiếng Anh, Toán – Văn – tiếng Anh dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, thí sinh cần đảm bảo điều kiện: điểm trung bình chung học tập từng năm học THPT phải từ 6,5 trở lên; hạnh kiểm từng năm học phải từ loại Khá trở lên.

2. Đại học Kinh tế Tài chính Tp.HCM (UEF) xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế bằng những tổ hợp môn: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – tiếng Anh), D01 (Văn – Toán – tiếng Anh), C00 (Văn - Sử - Địa) dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, trường còn mở rộng cơ hội vào đại học cho thí sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ THPT. Trong năm 2017, nếu thí sinh chọn phương thức xét tuyển học bạ THPT này cần đảm bảo điều kiện tốt nghiệp THPT và tổng điểm trung bình lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ từ 18 điểm trở lên với bậc Đại học. Ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học những gìThông tin "Ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học những gì?" thu hút sự chú ý củacác học sinh THPT 

3. Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế dựa vào điểm thi của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia với các tổ hợp môn Toán - Lý – Hóa, Văn – Toán – Tiếng Anh, Toán – Lý – Anh.

4. Trường Đại học Tài chính Marketing lại xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế với các tổ hợp môn Văn - Toán - Tiếng Anh, Toán – Lý - Hóa, Toán – Lý – Tiếng Anh, Toán – Lý- Văn. Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Kinh doanh quốc tế là bao nhiêu?Ngoài ra, để chọn được trường phù hợp với năng lực bản thân, bên cạnh việc xem xét ngành Kinh doanh quốc tế xét tuyển môn nào? thí sinh cũng cần chú ý tham khảo thông tin tuyển sinh các trường những năm trước: 2017, 2016.

- Trường Đại học Ngoại thương: có mức điểm dao động từ 21 - 23 điểm đối với tổ hợp Toán – Lý – Hóa (khối A) và 20 - 22 điểm với  tổ hợp Toán – Lý – Anh (khối A1) và Toán – Văn – Anh (Khối D1);
- Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF): từ 15 - 18 ở mọi tổ hợp môn xét tuyển.
- Đại học Tài chính - Marketing TP.HCM: 20 – 22,5 với tất cả các tổ hợp môn.
- Đại học Kinh tế - Luật: ở mức 23 – 25 cho tất cả các tổ hợp môn

Phát triển chuyên môn, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:
- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí và môi trường công tác cụ thể.
- Học chuyển đổi sang các ngành đào tạo khác của trường
- Sinh viên có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ) ngành Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế và Kinh doanh thương mại

Hẳn giờ đây các em và bạn đọc cũng đã hiểu phần nào về ngành kinh doanh quốc tế (thương mại quốc tế). Trên đây là tổng hợp các băn khoăn, thắc mắc nhiều nhất mà bạn đọc gửi về website. Hy vọng với kiến thức nhỏ này sẽ giúp cho con em có góc nhìn về ngành Nghề và có thể mạnh dạn theo đuổi đam mê. Chúc các em thành công!

Tổng hợp

Chia sẻ

Tư vấn nghề nghiệp


TOP VIEW