Theo các chuyên gia tâm lý, người vừa hướng nội, vừa hướng ngoại là những người thích dành thời gian cho bạn bè, gia đình nhưng cũng trân trọng giây phút yên bình của riêng mình. Theo thống kê, những người này dành một nửa thời gian cho người khác và một nửa còn lại cho bản thân.
Người vừa hướng nội, vừa hướng ngoại chọn công việc gì? (Ảnh minh họa)
Dưới đây là một số công việc làm thêm dành cho người vừa hướng nội, vừa hướng ngoại bạn có thể tham khảo thêm.
Giáo viên
Giáo viên là một trong những ngành nghề phù hợp dành cho người vừa hướng ngoại, vừa hướng nội. Trong lớp học, nhiều học sinh có tính cách khác nhau, nên việc giáo viên sở hữu khả năng giao tiếp linh hoạt với từng bạn học sinh rất quan trọng.
Ngoài ra, với nhiều nhiệm vụ cần khả năng tập trung và làm việc độc lập như soạn giáo án, chấm điểm,... có thể được giải quyết nhanh gọn nhờ điểm mạnh của tính hướng nội.
Nhân viên bán hàng
Có không ít người trong chúng ta đều nghĩ bán hàng là công việc chỉ phù hợp với người hướng ngoại. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra, người vừa hướng nội, vừa hướng ngoại mới là người bán hàng năng suất nhất.
Những đặc điểm của tính cách này giúp giúp họ tương tác với khách hàng hiệu quả hơn. Trong đó, khả năng lắng nghe tốt sẽ giúp nhóm người này hiểu và đồng cảm với vấn đề của khách hàng. Còn khả năng truyền đạt tốt của tính hướng ngoại sẽ giúp thuyết phục khách hàng hiệu quả.
Chuyên viên PR
Chuyên viên PR yêu cầu vừa biết lắng nghe công chúng, vừa biết cách truyền tải thông hiệu quả. Bên cạnh đó, trong công việc hàng ngày, chuyên viên PR phải tiếp xúc với nhiều người khác nhau, có thể là đối tác, đồng nghiệp.
Nhờ khả năng thích linh hoạt với các bối cảnh xã hội khác nhau, kỹ năng giao tiếp khéo léo và điểm mạnh khác đã giúp chuyên viên quan hệ công chúng hiện thực tốt công việc của mình.
Chuyên gia tâm lý học
Công việc chính của chuyên gia tâm lý là phỏng vấn, phân tích câu trả lời của khách hàng và đưa ra tư vấn phù hợp. Do đó, những điểm mạnh của người vừa hướng nội, vừa hướng ngoại có thể giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Chẳng hạn, kỹ năng giao tiếp khéo léo và lắng nghe tốt giúp họ khai thác đa dạng khía cạnh của vấn đề khách hàng đang gặp phải, nhằm đưa ra lời khuyên và cách giải quyết thích hợp. Bên cạnh đó, nhóm tính cách này còn có khả năng đồng cảm với vấn đề của khách hàng.
Trợ lý pháp lý
Khi làm việc trong lĩnh vực trợ lý pháo lý, bạn có thể tận dụng hiệu quả điểm mạnh của tính hướng ngoại và tính hướng nội để giải quyết công việc.
Với một số nhiệm vụ như lấy lời khai của nhân chứng, phối hợp với luật sư và làm việc với khách hàng, khả năng giao tiếp khéo léo của người hướng ngoại sẽ giúp hoàn thành tốt công việc.
Ngoài ra, khả năng làm việc độc lập của người hướng nội được tận dụng hiệu quả khi cần nghiên cứu pháp lý, soạn thảo và kiểm duyệt văn bản.
(Tổng hợp)