>>> Dự báo 3 ngành học cơ hội việc làm rộng mở trong 5 năm tới
Trường Đại học Y Hà Nội dự kiến tuyển sinh ngành Kỹ thuật hình ảnh y học và Công tác xã hội từ năm 2025. Theo PGS.TS Lê Đình Tùng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, việc mở thêm hai ngành đào tạo mới được coi là sự khác biệt lớn. Hai ngành này đều phù hợp với cơ sở hạ tầng và khả năng đào tạo của nhà trường.
Về tổ hợp xét tuyển, nhiều khả năng trường phải điều chỉnh các tổ hợp xét tuyển nếu dự thảo thông tư về quy chế tuyển sinh đại học chính thức được ban hành. Bởi theo dự thảo, các cơ sở đào tạo sẽ phải quy đổi tương đương về một thang điểm chung giữa các tổ hợp, phương thức xét tuyển.
Về phương thức tuyển sinh, trường dự kiến giữ ổn định như năm ngoái, gồm: xét tuyển thẳng, dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, dựa vào điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA).
Ảnh minh họa.
Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế) dự kiến tuyển gần 1.700 sinh viên, thêm tổ hợp xét tuyển D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh) và A02 (Toán, Sinh, Vật lý) trong năm 2025.
Đây là lần đầu tiên, khối A02 được nhà trường dùng để xét tuyển nhiều ngành như: Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Điều dưỡng, Hộ sinh... Tương tự, ngành Dược học lần đầu xét tuyển thêm khối D07.
Ba phương thức xét tuyển dự kiến gồm: xét điểm thi tốt nghiệp THPT; xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và chứng chỉ tiếng Anh; xét tuyển thẳng. Trong đó, xét tuyển kết hợp chỉ áp dụng với các ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược học.
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến điều chỉnh tăng chỉ tiêu tuyển sinh một số ngành trong năm 2025: ngành Y học cổ truyển tăng 20%; Điều dưỡng tăng 10%; Dược học tăng 30%. Các ngành còn lại không tăng chỉ tiêu.
Về phương thức tuyển sinh, năm nay, nhà trường dự kiến thực hiện 6 phương thức xét tuyển, bao gồm: kết quả thi tốt nghiệp THPT; tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh; sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển; chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; sử dụng phương thức khác.
Trong khi đó, năm 2024 trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chỉ thực hiện 3 phương thức xét tuyển: Xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển.
Một điểm mới trong mùa tuyển sinh năm nay, trường không áp dụng môn Ngoại ngữ trong tiêu chí phụ khi xét đồng điểm như các năm trở về trước. Các tổ hợp xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 được trường giữ nguyên, gồm B00 (Toán, Hóa, Sinh), A00 (Toán, Lý, Hóa), B03 (Toán, Sinh, Văn).
Trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) dự kiến áp dụng thêm phương thức tuyển sinh dành cho những sinh viên đã có một bằng tốt nghiệp đại học tham gia xét tuyển ngành Y, ngành Dược từ năm 2025. Với đối tượng sinh viên này, ngành Y khoa sẽ học 4 năm còn ngành Dược học 3 năm.
Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam tuyển sinh qua 3 phương thức xét tuyển, gồm: xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025; xét tuyển theo phương án riêng của nhà trường (gồm xét tuyển thẳng theo kết quả học tập THPT; xét học bạ kèm với bài tham luận và phỏng vấn; xét học bạ kèm chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT); xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải quốc gia.
Trong đó xét kết hợp giữ chứng chỉ ngoại ngữ và kết quả học bạ là phương thức mới được áp dụng từ năm 2025.
Trường dự kiến tuyển sinh 266 sinh viên cho tất cả các ngành. Cụ thể, ngành Điều dưỡng 110 chỉ tiêu; ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng 80 chỉ tiêu; ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học 38 chỉ tiêu; ngành Kỹ thuật hình ảnh y học 38 chỉ tiêu.
TH