Đại học tại chức là gì?

Thứ 4, 13/03/2024 | 08:37 GMT+7

Ngoài chương trình đào tạo đại học chính quy các trường còn mở thêm chương trình đào tạo khác, gọi là đại học tại chức.

>> Phân biệt bằng đại học giả và bằng đại học thật như thế nào?

Hiện không khó để bắt gặp tấm bằng tại chức hoặc cơ sở đào tạo chương trình này. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người mơ hồ về khái niệm đại học tại chức. Để biết được "Đại học chức là gì?" chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

bang tot nghiep dai hoc

Bằng tại chức đang được nhiều nơi đào tạo. (Ảnh minh họa)

Đại học tại chức là gì?

Tại chức là thuật ngữ quen thuộc, dành cho những người đã đi làm nhưng có mong muốn tiếp tục học nâng cao trình độ. Theo đó, tại chức là chương trình đào tạo dành cho người vừa đi làm vừa đi học, nhằm mục đích bổ sung kiến thức, bồi dưỡng, cải thiện và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

Những người theo học tại chức thường có mong muốn được thăng tiến lên các vị trí cao hơn, hoặc tìm kiếm công việc tốt hơn, một vị trí khác với chuyên ngành họ đang làm.

Tên gọi tại chức ban đầu xuất phát từ chính sách tạo thuận lợi cho những cán bộ chiến sỹ phải tạm ngưng việc học do tham gia kháng chiến, nay tiếp tục được học tập. Sau này, cụm từ “học tại chức” dần được thay bằng đào tạo hệ “vừa học vừa làm”. Như vậy, học tại chức cũng chính là hệ vừa học vừa làm.

Tấm bằng đại học tại chức có giá trị tương đương với tấm bằng đại học chính quy, bởi hệ tại chức có chương trình đào tạo giống như chính quy. Hiện nay, bằng tại chức ngày càng được coi trọng và chấp nhận trong các cơ quan, doanh nghiệp như những người tốt nghiệp đại học bình thường.

Quy định về chương trình đào tạo đại học tại chức

Theo Luật Giáo dục đại học, hình thức đào tạo để cấp văn bằng trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Việc chuyển đổi giữa các hình thức đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc liên thông.

Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định hình thức đào tạo vừa làm vừa học như sau:

- Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 của Quy chế kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;

- Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.

Nếu muốn đăng ký vào lớp học tại chức tại các trường đại học, bạn cần chuẩn bị và đáp ứng đủ một số điều kiện dưới đây:

- Đảm bảo có bằng tốt nghiệp THPT, đơn vị giáo dục thường xuyên, trung cấp nghề, cao đẳng hoặc các trường đại học từng theo học.

- Có đầy đủ giấy tờ tùy thân và các loại giấy tờ để làm thủ tục nhập học.

- Đóng lệ phí đăng ký dự tuyển đầy đủ cho các tường theo học tại chức.

- Thực hiện các quy định trong quy trình đăng ký và đào tạo của trường và Bộ GD&ĐT ban hành.

 

(Tổng hợp)

 

Chia sẻ

Góc học sinh - Sinh Viên

Góc học sinh - Sinh Viên


TOP VIEW