Thực tiễn cần gì ở học sinh, sinh viên Việt Nam?

Thứ 4, 07/10/2015 | 09:17 GMT+7

Thực tiễn hiện nay học sinh, sinh viên cần phải có bốn phẩm chất là kiến thức, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân và động lực, xác định được bốn phẩm chất, vận dụng phù hợp với bối cảnh thì học sinh, sinh viên sẽ định vị được bản thân.

 


Kiến thức không chỉ biểu hiện qua tấm bằng mà nó còn thể hiện qua cách sinh viên vận dụng và quy đổi nó. Năm người thầy dạy sinh viên cách tích luỹ kiến thức là thầy trên bục giảng, thầy là bản thân mình, thầy là bạn nhậu, là thần tượng và cuối cùng là Internet.Thầy trên bục giảng dĩ nhiên đó là nền tảng mà mỗi sinh viên bắt buộc phải có, thầy là bản thân mình nghĩa là bài học sau mỗi thất bại, có thất bại mới có thành công, bạn nhậu và thần tượng là hai đối tượng dạy nhiều cho sinh viên về kỹ năng, sự sẻ chia trong cuộc sống và Internet dạy sinh viên không lạc hậu so với thời đại.

Sinh viên hiện nay phải hiểu được bản chất của kinh nghiệm? Làm thêm không cho sinh viên thêm kinh nghiệm, đó chỉ là sự nguỵ biện của việc lười học. Sinh viên ra trường tại sao không có kinh nghiệm, là một lớp trưởng sẽ có kinh nghiệm trong việc quản trị đám đông, có một bài báo cáo khoa học được đăng, sinh viên phải vật lộn với thực tế, đó đều rút ra được những kinh nghiệm cần thiết cho mỗi sinh viên.

Phẩm chất cá nhân sinh ra từ di truyền, từ gia đình, từ môi trường xã hội, nó là cái tự nhiên không phải ai cũng giống nhau. Phẩm chất cá nhân bao gồm: Ý chí, sự kiên nhẫn, phương pháp lao động, sự thông minh, trung thành, trưng thực và tự tin. Mỗi người có phẩm chất cá nhân khác nhau tuy nhiên cần phải biết vận dụng những điểm mạnh vào thực tế.

Cuối cùng là đòi hỏi về động cơ, mọi hành động đều xuất phát từ động cơ, sinh viên muốn gì: tiền hay địa vị xã hội, kiến thức hay danh vọng…phải xác định rõ động cơ thì mới vạch ra kế hoạch để đạt được mục tiêu.

Bốn phẩm chất này là nền tảng cơ bản để sinh viên Việt Nam nhìn lại mình, xem mình đã có những gì, cần làm những gì để định vị bản thân phù hợp với thực tiễn.

 

 

Nguyễn Dương (ghi)

Theo TS. Lê Thẩm Dương

Chia sẻ

Góc học sinh - Sinh Viên

Góc học sinh - Sinh Viên


TOP VIEW