Nghề “nói ra tiền” này không chỉ cần một hình ảnh lộng lẫy trong 1 sự kiện nào đó, nổi bật trước đám đôgn mà trên thực tế có rất nhiều điều phải học hỏi nếu bạn thực sự theo đuổi ước mơ trở thành MC chuyên nghiệp được công chúng ngợi khen.
Điều kiện trở thành một Master of ceremonies (người dẫn chương trình)?
Ở bài viết trước, chúng tôi đã giới thiêu khá đầy đủ và chi tiết những tố chất ẩn chứa bên trong một người MC thành thục (Xem bài viết). Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan hơn về các điều kiện trở thành MC trước khi dân thân vào hành nghề? Với nhiều bạn nhút nhát, hơi rụt rè và lo sợ trước đám đông thì sau khi được đào tạo và trải nghiệm cùng lớp học mc đã giúp bản thân có thêm nhiều kiền thức, tự tin hơn trước đám đông và nhanh nhẹn, năng động hơn trong các hoạt động.
Rèn luyện kỹ năng của 1 MC chuyên nghiệp:
- Rèn luyện sự tự tin, nói chuyện diễn thuyết trước công chúng;
- Rèn luyện giọng và phát âm, tránh dùng giọng địa phương giọng địa phương
- Tập trở thành diễn giả;
- Trở thành người quản lý lãnh đạo;
- Làm cho hình ảnh cá nhân trở nên chuyên nghiệp hơn./
Để làm một người MC, các bạn cần nhớ rõ rằng nếu không có lòng yêu nghề thì sẽ không thể theo đuổi được nghiệp này. Nghề dẫn chương trình (MC), bên cạnh ánh hào quang, sự nổi bật với trang phục lộng lẫy và sân khấu tràn ngập ánh sáng…cũng có những giây phút “cân não” cực kì khó khăn và áp lực. Nghề MC có thể giúp bạn nổi tiếng rất nhanh, nhưng có thể chỉ một lần sai sót, bạn sẽ phải trả giá rất đắt, có thể còn phải "đứt gánh giữa đường". Đôi khi vì những khó khăn hay Thất bại ban đầu, người MC rất dễ buông xuôi, từ bỏ, để mất đi nhiều cơ hội quý giá. Vì vậy, để vượt qua khó khăn, áp lực, người MC cần có một sự đam mê, muốn gắn bó với nghề, sẵn sàng đương đầu với thử thách để vươn tới đỉnh cao.
Trong mỗi chương trình, kể cả những chương trình đã được đầu tư, dàn dựng rất kĩ lưỡng cũng không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh, những trục trặc hay sự cố khi chương trình ấy diễn ra. Trong những lúc như vậy, thì MC chính là người đứng ra “ chữa cháy”, để cho chương trình được thông suốt, liền mạch, phù hợp về thời gian và nội dung. MC cần linh hoạt đối phó với các tình huống diễn ra, luôn giữ được phong thái bình tĩnh, tự tin ngay cả khi gặp sự cố. Bởi nếu MC bối rối trước những tình huống phát sinh nằm ngoài kịch bản, chương trình đó rất dễ bị đứt quãng, tạo sự khó chịu cho người xem.
Như đã nói, trong mỗi chương trình, MC chính là nhân vật trung gian, là cầu nối đề truyền thông tin tới khán giả. Trong mỗi thông tin lại là một hàm lượng cảm xúc nhất định. Bên cạnh việc truyền thông tin, MC cũng là người truyền lửa, truyền cảm xúc. Cảm xúc ấy được truyền tải qua giọng nói, phong thái và xuất phát từ chính trái tim, tâm hồn của người dẫn chương trình. Chương trình nào cũng cần có những điểm nhấn, có lúc sôi động, lúc trầm lắng…Vì thế, MC cần linh hoạt trong cách thể hiện, lúc tâm tình thủ thỉ, lúc mạnh mẽ hào hùng. Như vậy, chương trình sẽ có sự đa dạng, đem lại cho người xem nhiều dư vị khó quên. Thực sự , “ người dẫn chương trình phải là bậc thầy của việc điều khiển cảm xúc”. Tổng hợp