Ngành
- Kỹ thuật dệt (tên tiếng anh: Textile Engineering)
- Kỹ thuật hóa dệt (tên tiếng anh: Textile Chemistry Engineering)
Chương trình học bao gồm các kiến thức chuyên sâu về vật liệu dệt, kỹ thuật tạo sợi, vải, in nhuộm hoàn tất, quản lý điều hành sản xuất sợi dệt nhuộm và thiết bị dệt. Ngoài ra, chương trình còn có các môn tự chọn về quản lý sản xuất hiện đại, các vấn đề thời sự trong ngành dệt may như sinh thái, môi trường và các kỹ thuật vật liệu hiệu năng cao, kỹ thuật dệt tiên tiến, ứng dụng tin học trong thiết kế và vận hành công nghiệp dệt.
Triển vọng, cơ hội Nghề nghiệp:
Hiện nay, công nghiệp dệt từ các nước đã phát triển đang chuyển dần sang Việt nam. Nhằm tạo thế chủ động từ khâu nguyên liệu đến xuất khẩu sản phẩm may mặc cuối cùng, ngành công nghiệp dệt đang được đầu tư từ nguyên liệu cho đến sợi, vải, hoàn tất và vật liệu chức năng. Số lượng các nhà máy sợi, dệt có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh không ngừng trong 3 năm gần đây. Sinh viên ngành Kỹ thuật Dệt …150% có việc làm khi ra trường, do nhu cầu kỹ sư dệt trên thị trường hiện đang cao hơn số lượng sinh viên mà Bộ môn đào tạo.Kỹ sư đào tạo cơ bản, chuyển sâu về kỹ thuật dệt còn rất thiếu, số lượng khoảng 35 kỹ sư dệt mỗi năm là không đủ đáp ứng cho nhu cầu của số lượng lớn các công ty sợi dệt nhuộm khu vực phía Nam cũng như cả nước.
Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc như:
Kỹ sư công nghệ, thiết bị trong các dây chuyền sản xuất sợi dệt nhuộm:
- Thiết kế kỹ thuật tại các phòng kỹ thuật;
- Quản đốc xưởng sản xuất;
- Kỹ sư- giám đốc Kinh doanh cho các công ty thương mại về ngành dệt;
- Chuyên viên tại các viện nghiên cứu
- Giảng viên các trường đại học, Cao đẳng
- Các phòng kiểm định chất lượng của quốc tế và Việt Nam
- Đại diện cho các công ty dệt may nước ngoài ở Việt Nam.
Tổng hợp