Ảnh minh họa
Quản trị khách sạn là gì?
Quản trị khách sạn là quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Người quản lý phải lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu - chi; lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm…
Bạn học ngành Quản trị Khách Sạn và có nhu cầu xin việc hoặc thực tập nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng chuyên môn xin vui lòng truy cập website khách Sạn Sầm Sơn xem danh sách, địa chỉ, liên hệ. Hàng năm có hàng trăm khách sạn tại nơi đây với nhu cầu tuyển dụng đáng kể...
Lưu ý: Liên hệ ứng tuyển trước 30/03 hàng năm
Hỏi đáp:
>> Cơ hội việc làm ngành quản trị khách sạn
Người làm tốt công việc quản trị khách sạn trước hết cần có khả năng giao tiếp để xử lý được những tình huống bất ngờ; có khả năng tổ chức và quản lý để lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch. Chính vì vậy, nghề này rất thích hợp cho những bạn tự tin, năng động, có năng khiếu tổ chức quản lý, sắp xếp công việc, có tư duy logic.
Quản trị khách sạn học gì?
Ngành Quản trị khách sạn cung cấp cho sinh viên kiến thức về kinh doanh lưu trú và các kỹ năng nghiệp vụ khách sạn theo tiêu chuẩn của Tổng cục Du lịch Việt Nam và châu Âu, đồng thời rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế.
Trong 4 năm, sinh viên sẽ được học nghiệp vụ khách sạn tại phòng thực hành chuyên ngành; tham quan, tìm hiểu môi trường làm việc chuyên nghiệp của các cơ sở kinh doanh lưu trú (khách sạn, resort, trung tâm hội nghị…); làm việc chính thức tại các cơ sở kinh doanh lưu trú dưới sự hướng dẫn của nhà trường và các cơ sở kinh doanh trong khuôn khổ chương trình Thực tập tổng quát và chuyên sâu; thực hành các kỹ năng quản lý trong chương trình Mô phỏng Doanh nghiệp Du lịch.
Công việc chính của người quản trị khách sạn là gì?
- Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các bộ phận nhân sự như lễ tân, phục vụ, nhà bếp, kế toán v.v...
- Phân công công việc, nhiệm vụ, phối hợp các nguồn lực, khởi xướng các kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển thị trường.
- Thực hiện các chương trình phát triển nhân sự.
- Kiểm soát ngân sách và các chi phát hoạt động khác.
- Đảm bảo việc thực hiện và tuân thủ các quy định về khách sạn do Nhà nước đặt ra.
- Chỉ đạo việc quảng bá hình ảnh của khách sạn thông qua các hoạt động quảng cáo, PR...
* Trong những khách sạn lớn, người quản lý khách sạn có thể chuyên sâu vào từng mảng công việc cụ thể trong khách sạn.
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết
- Kỹ năng tổ chức công việc và đàm phán tốt.
- Kỹ năng thuyết trình, giải thích vấn đề thấu đáo, rành mạch
- Có tính cách hướng ngoại
- Khả năng giao tiếp tốt
- Chịu được sức ép của công việc
Ngành quản trị khách sạn học trường nào?
Bạn có thể học ngành này tại các trường như: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại Học FPT v.v…
Ngành quản trị khách sạn có dễ xin việc
Cử nhân ngành Quản trị khách sạn có thể làm nhiều công việc khác nhau từ bộ phận nhân sự, bộ phận tiền sảnh, bộ phận ẩm thực cho đến công tác quản lý tại các doanh nghiệp du lịch, bao gồm:
- Đảm nhận công việc trong các bộ phận của một khách sạn – nhà hàng từ 3-5 sao như: Tiền sảnh – lễ tân, bộ phận Phòng, Ẩm thực, Bếp, Hội nghị yến tiệc, Nhân sự, Tài chính – kế toán, Kinh doanh – tiếp thị.
- Công tác tại các vị trí quản lý dịch vụ tại khách sạn như: bộ phận Tiền sảnh (Front Office), quản lý bộ phận Nhà hàng (Food & Beverage) và quản lý bộ phận Phòng (Housekeeping) trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.
- Công tác tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với các vị trí quản lý, hành chính, nhân lực, tài chính, marketing,...
Ngoài ra các bạn cũng có thể làm việc ở các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu về kinh tế nói chung, du lịch nói riêng; hoặc làm chuyên viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch.
Thu Thủy - HuongNghiep24h
Tổng Hợp