Nói đến bộ đội, ai trong chúng ta cũng cảm kích và yêu mến bởi hình ảnh trấn giữ ngày đêm tổ quốc, bởi sự hy sinh cao đẹp và những đức tình rèn rũa ngày đêm trong môi trường quân đội. Vậy học bộ đội chuyên nghiệp hay làm sĩ quan như thế nào? Con đường đi của từng ngành nghề ra sao? Cùng tìm hiểu bạn nhé!
1. Bộ đội chuyên nghiệp là gì?
Để đảm bảo quốc phòng an ninh, hầu hết các quốc gia đều có lực lượng vũ trang. Đó là lực lượng có tổ chức, được trang bị vũ khí, phương tiện, kỹ thuật quân sự và huấn luyện quân sư. Quân đội nhân dân (gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng) là một trong những lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Bộ đội là những người có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
Quân nhân chuyên nghiệp là gì:
Là những người làm việc, phục vụ lâu dài trong quân đội có hệ số lương thấp hơn sĩ quan số được áp dụng theo quy định hiện hành. Quân nhân chuyên nghiệp cũng như sĩ quan số, họ đều là những người bộ đội chuyên nghiệp thực hiện những mục tiêu, lý tưởng và nhiệm vụ được giao cụ thể (theo từng chuyên ngành)
2. Lương của bộ đội chuyên nghiệp
Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2014 và thống nhất quy định về chế độ tiền lương đối với sĩ quan là hưởng lương được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm, cấp bậc quân hàm, phụ cấp thâm niên và các khoản phụ cấp khác tùy theo đặc thù của từng ngành nghề (thay vì hưởng lương theo quân hàm, phụ cấp chức vụ) Năm 2010, Bộ Quốc phòng ban hành thông tư 07/2010/TT–BQP ngày 27/1/2010 quy định xếp loại, nhóm đối với Quân nhân chuyên nghiệp và xếp nhóm đối với công nhân viên chức quốc phòng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo đó, Quân nhân chuyên nghiệp có 3 loại: Cao cấp có 2 nhóm, Trung cấp có 1 nhóm, Sơ cấp có 1 nhóm. Theo đó bảng lương của Quân nhân chuyên nghiệp cũng theo nhóm cao nhất của Trung cấp và Sơ cấp là nhóm 1
Bảng lương của quân nhân chuyên nghiệp:
Theo bạn thì Bộ Đội Chuyên Nghiệp lương có cao không?
3. Bộ đội chuyên nghiệp và sĩ quan
Ngày 14 tháng 12 năm 2004, Chính phủ Việt Nam cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân. Theo đó, cơ chế tiền lương trong Quân đội Nhân dân Việt Nam được quy định và cụ thể hóa tại hai bảng lương chính là Bảng tiền lương của sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp. Đối với sĩ quan, hưởng lương theo cấp bậc quân hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đảm nhiệm. Đối với Quân nhân chuyên nghiệp, hưởng lương theo thang bảng lương 12 bậc, phân ra theo 3 loại (cao cấp, trung cấp, sơ cấp). Đối với Hạ sĩ quan–Binh sĩ thì là hưởng phụ cấp. Đối với công nhân viên chức quốc phòng là hưởng lương theo bảng lương công chức, viên chức Nhà nước
Sự khác nhau giữa sỹ quan chỉ huy và quân nhân chuyên nghiệp?
Quân đội nhân dân VN chỉ có sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp chứ không có sĩ quan chuyên nghiệp.
Từ sĩ quan chuyên nghiệp chỉ là từ thường gọi của những quân nhân chuyên nghiệp., do một số người ngoài QĐ nhầm lẫn.
Sự khác nhau cơ bản:
- sĩ quan: được đào tạo trình độ cao đẳng trở lên (trường trong Quân đội). Hoặc đào tạo Đại học ngoài QĐ nhưng được học thêm 1 năm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng tại Trường Sĩ quan Lục quân 1.
- quân nhân chuyên nghiệp: đào tạo từ Trung cấp trở xuống, hoặc đào tạo các trường ĐH, CĐ ngoài QĐ, không qua lớp bồi dưỡng 1 năm kiến thức QP tại SQLQ 1.
- Về cầu vai: sĩ quan gạch thẳng, qncn thì gạch chữ V (năm 2009 Thay đổi quân phục thì chưa biết nha).
- Về mức lương: sĩ quan hưởng lương cao hơn.
- Về thời gian thăng cấp hàm: SQ từ thiếu úy lên trung úy 2 năm
lên các cấp úy còn lại 3 năm
lên cấp tá 4 năm
(các cấp hàm phải có chức danh tương đương mới được thăng. VD: Đại đội trưởng được thăng quân hàm đến đại úy)
cấp tướng không quy định thời hạn mà căn cứ vào chức danh, đạo đức, phẩm chất, năng lực để đề nghị Chủ tịch nước phong.
Quân nhân chuyên nghiệp thì 3 năm nâng lương một lần, 2 lần nâng lương thì lên 1 cấp hàm. Riêng cấp thượng úy lên đại úy trở lên thì nâng lương lên quân hàm luôn
4. Luật mới quân Nhân Chuyên Nghiệp:
Sáng ngày 26-11-2015, các đại biểu Quốc hội đã nhấn nút thông qua dự thảo Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng với tỷ lệ đồng ý là 84,82%. Luật gồm bảy chương, 52 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016 Theo đó: Cấp bậc quân hàm của QNCN được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương để đáp ứng yêu cầu công tác phục vụ, bảo đảm chỉ huy, quản lý trong quân đội nhân dân. Theo dự thảo Luật Chính phủ trình, hệ thống cấp bậc quân hàm của QNCN quy định từ Thiếu úy đến Thượng tá là kế thừa pháp luật hiện hành, bảo đảm tương quan với sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong Công an nhân dân và đang thực hiện ổn định. Đối với người có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ là QNCN từ trước tới nay Bộ Quốc phòng đã ưu tiên tuyển dụng, bổ sung vào đội ngũ cán bộ quân đội và phong quân hàm theo quy định của Luật sĩ quan. Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình
5. Quân nhân chuyên nghiệp có được chuyển sang sĩ quan
Quân nhân chuyên nghiệp muốn chuyển sang sĩ quan thì cơ chế ra sao? Cách chuyển như thế nào? - Theo NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 238-HĐBT NGÀY 3-8-1991BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP thì: Điều 7: Quân nhân chuyên nghiệp đã hết thời hạn đăng ký phục vụ tại ngũ thì được xuất ngũ và chuyển sang phục vụ ở ngạch dự bị theo Điều 18 của Luật nghĩa vụ quân sự; quân nhân chuyên nghiệp muốn đăng ký tiếp tục phục vụ tại ngũ, cần báo cáo với người chỉ huy trực tiếp trước 3 tháng để được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định Điều 14: Khi đơn vị có nhu cầu, quân nhân chuyên nghiệp tự nguyện thì được đào tạo thành sĩ quan. Trong thời chiến, việc chuyển quân nhân chuyên nghiệp thành sĩ quan thực hiện theo nhu cầu của quân đội. Tổng hợp