Làm thế nào khiến sếp "lắng nghe"?

Thứ 6, 23/08/2013 | 16:46 GMT+7

Đôi khi trao đổi công việc hay một vấn đề nào đó với sếp là không dễ dàng. Bạn có đủ tự tin và chắc chắn rằng mình sẽ truyền đạt và khiến sếp "lắng nghe"?

Có lúc sếp không lắng nghe đủ những gì bạn muốn nói, hoặc không hiểu là bạn cần gì!

 

Ảnh minh họa.

Có những bạn nghĩ rằng sẽ chẳng có điểm chung hòa hợp nào khiến sếp phải lắng nghe mình. Khi bạn xoay chuyển tình thế này thì cũng là lúc cơ hội thăng tiến nhỏ của bạn được cải thiện. Kênh Tìm Việc hôm nay sẽ chia sẻ cho các bạn một số bí quyết giúp bạn sâu sắc hơn trong vấn đề thuyết phục và trình bày!

1. Vạch ra ý chính và bổ sung chi tiết


Sếp yêu quý của chúng ta luôn trong trạng thái bận rộn! Sếp không chịu bỏ ra 10 phút chỉ để nghe hàng tấn những việc bên lề không đáng! Vậy làm sao để bạn có thể trao đổi? Nguyên nhân gì khiến bạn đi đến việc phải trình bày này?

Chính vì điều này cho nên việc bạn bắt đầu bằng những ý chính và bổ sung chi tiết một cách khoa học. Bạn sẽ nhận được câu trả lời có ích hơn từ sếp. Cái tâm lý cốt lõi là đưa sếp vào những ý chính tập chung giải quyết giúp sếp hiểu và không mất thời gian!

2. Thẳng thắn


Bạn đang băn khoăn và muốn thông báo một việc mà sếp cần phải biết? Bạn muốn giao việc? Xử lý các tình huống công việc? .. Bạn nên nói thẳng với sếp một cách ngắn gọn và súc tích

3. Quan tâm sở thích trong giao tiếp

Bạn là người văn chương hoa mĩ? Bạn muốn trình bày rõ ràng và có liên hệ cho các ý tứ trong một cuộc hội thảo? Nhưng sếp lại ko thích dài dong văn tự, Sếp của bạn chỉ thích những cái gạch đầu dòng hay một cuộc trao đổi trực tiếp. Hãy làm như sếp thích!

Chú ý thời điểm phù hợp khi đưa ra ý kiến cũng là một điều quan trọng. Nếu bạn biết mỗi buổi sáng sếp thường ko kiểm tra email và thay vào đó là trau dồi kỹ năng quản lý! Bạn đừng làm phiền lúc sếp đang "cá chê". Thay vào đó, chọn lúc sếp “ngơi” việc hãy nói, hoặc hẹn trước với sếp.

4. Chú ý thông tin cần và bình tĩnh kiểm soát cảm xúc

Một số vị sếp muốn nghe tất cả thông tin nền và mọi lựa chọn mà bạn xem xét, cũng như lý do tại sao. Một số sếp khác chỉ muốn nghe những nét cơ bản và không có đủ kiên nhẫn để nghe những chi tiết phụ.

Đôi khi, lượng thông tin mà sếp cần còn tùy thuộc vào bối cảnh. Chẳng hạn, sếp có thể không quan tâm đến tất cả những lựa chọn mà bạn xem xét khi mua một chiếc máy in mới, nhưng sếp lại có thể rất quan tâm tới việc bạn sẽ đề xuất gì khi đưa ra một dòng sản phẩm mới của công ty.

Ngay cả khi bạn giận dữ hoặc xúc động, bạn chỉ có thể đạt được kết quả tốt từ cuộc trao đổi với sếp nếu bạn giữ được sự bình tĩnh. Nếu sếp cho rằng bạn là người suy nghĩ thấu đáo và khách quan, sếp sẽ tin tưởng hơn vào những gì bạn nói.

5. Nói rõ quan điểm và suy nghĩ

Đại đa số các nhà tuyển dụng thường đọc được suy nghĩ của bạn khi bạn không thẳng thắn. Họ biết rõ bạn đang úp mở điều gì đấy! Tuy nhiên, Nếu bạn rõ ràng và thổ lộ suy nghĩ cá nhân về vấn đề bạn và sếp quan tâm này thì dĩ nhiên - sếp sẽ tin tưởng và hiểu bạn hơn đấy! Nếu bạn có một người đồng nghiệp khó chịu, người luôn tìm cách đùn đẩy công việc cho bạn, rất dễ để bạn “tố cáo” anh/cô ấy là một nhân viên tồi hoặc vô dụng, vì bạn bị làm phiền. Nhưng nếu bạn đánh giá trung thực, khách quan về những ý tưởng của anh/cô ấy, hoặc công nhận những ý tưởng đó nếu đó là ý tưởng tốt thì bạn đã chứng tỏ cho sếp thấy ưu tiên của bạn là sự trung thực và khách quan, không phải để thúc đẩy lợi ích riêng.

Kênh Tìm Việc tin rằng bạn sẽ được sếp tôn trọng và bất kỳ mục tiêu nào mà bạn đưa ra có thể được chấp nhận dễ dàng hơn!

6. Đại cuộc

Bạn có thể xin sếp nghỉ làm vào sáng ngày thứ 7 bởi một lẽ - nhưng sếp yêu quý của bạn lại nghĩ rằng việc bạn nghỉ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hoạt động của công ty

Có nhiều góc nhìn để mỗi chúng ta tiếp cận và hiểu sâu sắc! Bạn có thể tự đặt ra nhiều tình huống để dễ dàng có cách ứng xử sao cho phù hợp! Cuối cùng Kênh Tìm Việc chúc mọi người sức khỏe và thắng lợi Khactu - Kênh Tìm Việc

Chia sẻ

Cẩm nang người tìm việc


TOP VIEW