Sáng ngày 26-11-2015, các đại biểu Quốc hội đã nhấn nút thông qua dự thảo Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng với tỷ lệ đồng ý là 84,82%. Luật gồm bảy chương, 52 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016
Theo đó: Cấp bậc quân hàm của QNCN được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương để đáp ứng yêu cầu công tác phục vụ, bảo đảm chỉ huy, quản lý trong quân đội nhân dân. Theo dự thảo Luật Chính phủ trình, hệ thống cấp bậc quân hàm của QNCN quy định từ Thiếu úy đến Thượng tá là kế thừa pháp luật hiện hành, bảo đảm tương quan với sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong Công an nhân dân và đang thực hiện ổn định.
Đối với người có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ là QNCN từ trước tới nay Bộ Quốc phòng đã ưu tiên tuyển dụng, bổ sung vào đội ngũ cán bộ quân đội và phong quân hàm theo quy định của Luật sĩ quan. Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình.
Dự án Luật quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng trước Quốc hội: Quân nhân chuyên nghiệp được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ từ 1 năm đến 5 năm, nhưng không quá 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ Chiều 21/10, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trình Dự án Luật quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng trước Quốc hội
Bộ trưởng cho biết, theo quy định hiện hành, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ đến 50 tuổi nên sẽ không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng mức lương hưu 75%, ảnh hưởng lớn đến tâm tư, nguyện vọng, đời sống và chất lượng xây dựng quân đội.
Vì vậy, dự án Luật quy định hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm. Theo đó, cấp uý quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ đến năm 52 tuổi; 54 tuổi với thiếu tá, trung tá và 56 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ thượng tá Tổng hợp