Nên chọn học ngành gì 2016

Thứ 3, 15/03/2016 | 18:02 GMT+7

Chọn ngành học phù hợp khả năng, phù hợp nhu cầu thị trường tương lai là một việc không hề dễ dàng. Đứng trước thềm thi tốt nghiệp xét tuyển đại học 2016, hướng nghiệp 24h chia sẻ một số phương pháp lựa chọn ngành nghề như sau:

 Bạn đã thử cảm nhận và hệ lụy sai lầm đôi khi không nhỏ khi chọn lối đi ngành nghề không đúng hướng, rất nhiều bạn trẻ đã ngừng, nghỉ học giữa chừng hoặc hậu tốt nghiệp "nhảy việc"... Chọn ngành nghề cũng là yếu tố quyết định tới cuộc đời bạn... “Nên chú ý khả năng và sở thích của mình khi chọn ngành học”

Có vẻ là lời khuyên Hướng nghiệp “nhàm chán”. Nhưng làm thế nào để tìm đúng ngành học theo sở thích thật sự của mình và chọn được trường vừa sức với khả năng để có hướng đi phù hợp ngay sau tốt nghiệp THPT không phải là chuyện dễ đối với rất nhiều học sinh hiện nay

Nên chọn ngành gì 2016

Cách chọn ngành nghề phù hợp khả năng

Dựa trên kết quả học tập bậc THPT, nhất là năm cuối ở lớp 12, các bạn có thể tự xác định nên đi theo hướng nào: ĐH, CĐ hay Trung cấp nghề và khối gì (A,B,C,D,V,H…), đồng thời nhận diện những điểm còn yếu cần phải cải thiện để đạt được mục tiêu.
Làm thế nào để chọn ngành, chọn trường phù hợp khả năng

Bên cạnh việc xác định sở thích Nghề nghiệp, các bạn nên cân nhắc đến sức học của mình khi chọn ngành, chọn trường.

- Tự nhận biết khả năng học tập của mình qua việc xác định kết quả học tập các môn học THPT có liên quan đến từng khối thi như: Khối A: Toán, Lý, Hóa; Khối B: Toán, Hóa, Sinh; Khối C: Văn, Sử, Địa; Khối D: Văn, Toán, Ngoại ngữ (chia ra D1 là Anh, D2 là Nga, D3 là Pháp, D4 là Trung, D5 là Đức, D6 là Nhật). Ngoài ra còn các khối H, N, M, T, V, S, R, K - Các khối này ngoài môn thi như các môn học phổ thông đã kể trên thì các bạn phải thi các môn năng khiếu như Vẽ, Đọc diễn cảm, Hát, TDTT...

Các bạn xác định xem mình học tốt môn nào thì chọn khối thi tương ứng. Tuy nhiên việc chọn khối thi xong còn phải xác định khả năng của mình để chọn ngành thi có điểm chuẩn tương ứng với khả năng thì cơ hội trúng tuyển mới cao.

- Xác định khả năng của mình thông qua việc thử giải các đề thi tuyển sinh (có cùng khối thi mà bạn dự định thi) của những năm gần nhất. Lưu ý, việc giải đề thi các năm trước phải được thực hiện trong điều kiện như thi thật. Tiếp theo, các bạn tìm những ngành phù hợp với sức học có điểm chuẩn với mức điểm mà mình có thể đạt được.

- Lưu ý về ngành học cần kỹ năng gì mình có đáp ứng được không, như: giao tiếp, ngoại hình, sức khỏe…; xem xét về nhu cầu việc làm của xã hội sau này, mức học phí, tổ chức thi hay xét tuyển... để quyết định ngành sẽ dự thi.

- Mỗi trường có các điểm chuẩn tuyển sinh khác nhau, vì vậy khi đã quyết định được ngành học, bậc học của trường nào phù hợp với sức học của mình thì các bạn nên đăng ký đúng nguyện vọng 1 (NV1) ngay vào ngành học của trường đã chọn đó, không nên thi “cầu may” vào ngành học của trường khác có điểm chuẩn quá cao so với khả năng của mình. Bởi nếu quá khả năng của mình bạn sẽ không đậu (xem như mất NV1), đến khi dự tuyển NV2 lại phải cạnh tranh và có khả năng không đủ điểm. Nhất là điểm chuẩn NV 2 nhóm ngành kinh tế thường có biến động rất lớn so với NV1. Do số thí sinh có điểm thi cao không trúng tuyển ở các trường ĐH có điểm chuẩn NV1 từ 19 trở lên khá nhiều, khi xét tuyển NV2 số thí sinh này chiếm số lượng khá lớn khiến điểm chuẩn NV2 tăng vọt. Ở nhiều trường, điểm chuẩn NV2 các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kiểm toán... tăng 3-5 điểm so với NV1.

Ngày nay, chi phí cho việc học Đại học không phải là nhỏ và có quá nhiều chuyên ngành để lựa chọn. Trong khi mục đích quan trọng cho Sự nghiệp tương lai là có được tấm bằng để có một nghề nghiệp thích hợp, thành công trong công việc đó và tận hưởng niềm vui cuộc sống. Lại nữa, cơ hội nghề nghiệp không phân biệt xuất thân nghèo hay giàu mà tùy vào kiến thức khi ra trường, đó là chỉ cần chứng minh mình đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp ở mức nào. Vì thế, việc chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp với khả năng là tiêu chí phải lưu ý trước tiên. Tự nhận biết khả năng và cân nhắc kĩ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi nghề nghiệp, biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ đến với các bạn.

Làm thế nào để chọn ngành học theo sở thích:

Khám phá sở thích ở đây, nghĩa là bạn tự trả lời về những công việc thích làm, những công việc có thể làm tốt, những nghề nghiệp mà bạn quan tâm…Hiểu được sở thích nghề nghiệp của bản thân sẽ giúp các bạn chọn được ngành học phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Chúc bạn đạt kết quả tốt cho kỳ tuyển sinh năm nay, 2016!

Chia sẻ

Tư vấn nghề nghiệp


TOP VIEW