Ngành Luật học có khó không?

Thứ 6, 22/12/2023 | 08:05 GMT+7

Ngành Luật hiện nay được chia thành nhiều chuyên ngành học khác nhau, cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức về luật pháp.

>> Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?

Nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nhân sự cho ngành Luật, nhiều trường đại học trên cả nước tổ chức tuyển sinh ngành học này với chất lượng giảng dạy được đánh giá cao. Để biết ngành Luật học có khó không, chúng ta cùng tham khảo trong nội dung bài viết dưới đây.

nganh luat

Học ngành Luật có khó không đang là câu hỏi được nhiều thí sinh đặt ra. (Ảnh minh họa)

Học ngành Luật có khó không?

Không ít bạn trẻ nghĩ ngành luật là ngành rất khô khan và phải học thuộc tất cả các bộ luật. Vì thế khi nhắc đến ngành Luật họ sẽ lo sợ và phân vân không biết nên lựa chọn hay không. Tuy nhiên, trên thực tế các trường đại học hiện đều áp dụng mô hình dạy học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nên sinh viên sẽ không gặp quá nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, muốn theo đuổi ngành Luật bạn cần phải thực sự đam mê. Vì ngành học này đòi hỏi sự kiên trì, nghiêm túc và chuyên môn cao. Nếu không có đam mê và sự tận tâm, rất khó để có chỗ đứng và nắm bắt được cơ hội thành công trong ngành Luật.

Mỗi bộ luật sẽ có phạm vi điều chỉnh và đối tượng khác nhau, các quy định trong đó cũng có thể khác nhau dù có cùng cụm từ. Vì vậy, để hiểu và áp dụng đúng quy định pháp luật, bạn cần phải nắm vững mọi nguyên tắc và quy định. Ngoài ra, áp lực cạnh tranh và áp lực bị đào thải trong ngành Luật cực kỳ cao.

Theo bài viết trên website Đại học Đông Á, để có thể vượt qua những khó khăn này bạn cần phải dành nhiều thời gian cho việc tự học, đừng ngần ngại hỏi giảng viên khi gặp vấn đề khó hiểu. Ngoài ra, bạn có thể tham gia thêm hoạt động của trường, để tìm kiếm cho mình cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức với mọi người.

Một số trường đào tạo ngành Luật chất lượng hiện nay

Trường Đại học Luật Hà Nội đào tạo 4 ngành chính: Luật, Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế và Luật (tại phân hiệu Đắk Lắk). Ngành có điểm chuẩn cao nhất xét theo tổ hợp C00 ngành Luật Kinh tế với 27,36 điểm và thấp nhất là ngành Luật (đào tạo tại Phân hiệu Đăk Lắk) 18,15 điểm (A00; A01; C00; D01; D02; D03; D05; D06)

Đối với khoá tuyển sinh năm học 2023 - 2024, mức thu học phí hệ đào tạo đại học chính quy là 685.000 đồng/tín chỉ. Mức thu học phí chương trình chất lượng cao 59.992.500 đồng/năm/sinh viên.

Trường Đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) đào tạo 3 ngành chính: Luật, Luật Kinh doanh và Luật Thương mại quốc tế; xét tuyển các tổ hợp môn A00; A01; C00; D01; D03; D07; D78; D82.

Điểm chuẩn của trường trong năm 2023 dao động từ 24,28 đến 27,5 điểm. Trong đó, ngành Luật (xét tuyển bằng khối C00) có điểm chuẩn cao nhất 27,5 điểm và thấp nhất là ngành Luật xét tuyển khối D82 lấy 24,28 điểm.

Trường Đại học Luật (Đại học Huế) - năm 2023 lấy mức điểm chuẩn xét điểm thi tốt nghiệp THPT của ngành Luật là 19 điểm, với 4 tổ hợp môn xét tuyển A00; C00; C20; D66. Luật Kinh tế cũng lấy 19 điểm với 4 tổ hợp môn xét tuyển A00; C00; C20; D01. Đối với phương thức xét tuyển học bạ, cả hai ngành đều lấy 21 điểm.

Trường Đại học Luật TP.HCM có 5 chuyên ngành, gồm: Luật, Luật Thương mại Quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị - Luật, Ngôn ngữ Anh. Năm nay, trường tuyển sinh theo 2 phương thức: xét tuyển thẳng và xét tuyển sớm; xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi của trường năm 2023 dao động từ 22,91 - 27,11 điểm. Học phí năm học 2023 - 2024 dao động từ 31.250.000 - 165.000.000 đồng/sinh viên/năm học.

Trường Đại học Kinh tế - Luật (TP.HCM) đào tạo các ngành: Luật dân sự, Luật tài chính - ngân hàng, Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế. Trường xét tuyển 4 tổ hợp môn, bao gồm: A00; A01; D01; D07.

Ngành Luật (chuyên ngành Luật và Chính sách công) có mức điểm chuẩn thấp nhất là 24,2 điểm. Trong khi đó, ngành Luật Kinh tế mức điểm chuẩn cao nhất 26,2 điểm.

 

(Tổng hợp)

Chia sẻ

Tư vấn hướng nghiệp online


TOP VIEW