Nghề PR

Thứ 4, 23/10/2013 | 16:10 GMT+7

PR là 90% sự thật và 10% nói về nó. PR là một nghề mới mẻ và năng động. Dù đã là một ngành công nghiệp hùng mạnh trên thế giới, nhưng đối với nước ta thì còn rất mới.

Ảnh minh họa

 

Bạn có thể sẽ là một trong những chuyên gia Việt Nam tiên phong về lĩnh vực này. Và biết đâu tên bạn sẽ nằm trong lịch sử của PR Việt Nam. Nếu bạn là người năng động, thích giao thiệp, hãy khám phá: nghề pr.

PR là gì ?    

PR – viết tắt của Public Relations. Bạn có thể tạm gọi là Quan hệ công chúng. Là cung cấp thông tin cho công chúng và thuyết phục công chúng, nỗ lực thống nhất thái độ hành động giữa một tổ chức với công chúng và ngược lại, giữa công chúng với tổ chức.

PR làm việc cho ai?

PR làm việc cho các công ty, tổ chức, cơ quan, ban ngành và bất cứ cá nhân nào có nhu cầu giành được sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng…

PR hướng tới ai?

- Công chúng (publics).

- Công chúng nội bộ.

- Công chúng bên ngoài.

PR làm gì?

PR cung cấp thông tin cho công chúng, thiết lập mối quan hệ hai chiều: RACE.

PR làm như thế nào?

5F:

-  Fast: NHANH CHÓNG

- Factual: CHÂN THỰC

-  Frank: THẲNG THẮNG

-  Fair: CÔNG BẰNG

-  Friendly: THÂN THIỆN

Nên nhớ rằng :PR không phải là quảng cáo

 Nhân viên PR làm gì ?

Lên kế hoạch chương trình (Programme Planning)

Trên cơ sở phân tích những thách thức và cơ hội, xác định mục tiêu cụ thể, người làm PR đề xuất và lập kế hoạch hoạt động, sau đó đánh giá hiệu quả của chúng.

Để hoạt động PR đạt được hiệu quả mong muốn, đồng thời có khả năng giải quyết những vướng mắc nảy sinh, việc lên kế hoạch, chương trình (Programme planning) là một khâu thiết yếu trong lịch trình công việc bất cứ nhân viên PR nào.

Tuỳ thuộc vào mục đích, chiến lược, sách lược cụ thể, một kế hoạch PR thường gồm các bước sau đây:

* Nghiên cứu, đánh giá tình hình.

* Xác lập mục tiêu của chương trình PR.

* Xác định các nhóm công chúng cần hướng tới trong chương trình.

* Quyết định lựa chọn các phương tiện truyền thông nào.

* Hoạch định về ngân sách.

* Đánh giá hiệu quả của chương trình.

Soạn thảo và biên bập (Writing and Edifing)

Với PR, văn bản là công cụ thường xuyên nhất để chuyển tải thông điệp tới công chúng. Các loại văn bản nhân viên PR phải thực hiện hàng ngày rất đa dạng, gồm những bản thông cáo báo chí, tài liệu báo chí, báo cáo dành cho cổ đông, báo cáo thường niên, bản tin nội bộ...

Bởi vậy, ngay từ khâu tuyển người, các nhà lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thường đòi hỏi ứng viên cho công việc PR phải có kỹ năng nói và viết tốt, thành thạo trong việc soạn thảo và biên tập, xử lý các loại văn bản có liên quan. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho những người đang học hoặc làm trong khu vực báo chí khi có ý định chuyển sang PR.

Thiết kế và sản xuất (Production)

Bên cạnh việc soạn thảo tài liệu, công việc của người làm PR, dù là PR nội bộ hay trong các công ty PR độc lập còn luôn gắn liền với việc thiết kế, sản xuất những cuốn niên giám, các bản báo cáo, phim tài liệu, các chương trình truyền thông đa phương tiện...

Bởi vậy, một nhân viên PR chuyên nghiệp và giỏi giang cần có kiến thức và kỹ năng cơ bản, cập nhật về thiết kế và sản xuất chương trình, biết xây dựng mối quan hệ tốt, hiểu biết với các nhà thiết kế trong và ngoài tổ chức.

Quan hệ với giới truyền thông (Media Relations), theo dõi thông tin trên báo chí

J. M. Kaul, một chuyên gia PR của Ấn Độ đã tổng kết rằng: “Mọi người nhìn chúng ta như thế nào là tất cả nội dung hoạt động PR của chúng ta. Việc này lại phụ thuộc rất lớn vào việc các phương tiện truyền thông đại chúng nói về chúng ta như thế nào”.Quan hệ với giới truyền thông (Media Relations) là một phần quan trọng trong hoạt động PR của bất cứ cơ quan, tổ chức nào. PR thiết lập và phát triển một mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với giới báo chí. Người làm PR có nhiệm vụ liên tục cung cấp thông tin cập nhật nhất về cơ quan tổ chức của mình hoặc khách hàng tới báo chí. Công việc này bao gồm những hoạt động như soạn thảo và phát thông cáo báo chí, họp báo, tổ chức các buổi gặp mặt...

Điểm báo (theo dõi thông tin trên báo chí) cũng là một phần quan trọng trong hoạt động PR. Một nhân viên PR chuyên nghiệp phải liên tục duy trì và phát triển hình ảnh của công ty mình thông qua quảng cáo và việc xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Truyền thông (communication)

“PR là nghệ thuật biết kể hấp dẫn một câu chuyện hay” như một danh nhân PR từng nói. Vì vậy truyền thông (Speaking) là một phần không thể thiếu của hoạt động PR.

Qua các cuộc họp, diễn thuyết, ra mắt sản phẩm..., PR cố gắng đưa ra những thông điệp một cách hiệu quả tới từng nhóm công chúng riêng biệt để đạt được mục tiêu nhất định. Một trong những nội dung cơ bản của hoạt động PR là cung cấp thông tin cho công chúng, xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa công chúng và tổ chức. Chính vì vậy, truyền thông đóng một phần quan trọng trong công việc PR của một cơ quan, tổ chức.

Nhiệm vụ này đòi hỏi người làm PR phải có những kỹ năng diễn đạt, đồng thời phải hiểu biết thấu đáo về tâm lý và nhu cầu của các nhóm công chúng khác nhau trong xã hội.

Lên kế hoạch và thực hiện những sự kiện đặc biệt (Special Events)

Trở thành một nhân viên PR chuyên nghiệp cũng có nghĩa là bạn luôn phải lên kế hoạch và tổ chức, điều hành những hoạt động mà người làm trong lĩnh vực PR thường gọi là tổ chức sự kiện (event).

Các sự kiện rất phong phú, từ các buổi hội nghị, triển lãm, những lễ kỉ niệm, cuộc thi, giải thưởng, cho đến những lễ ra mắt sản phẩm mới, những buổi họp báo...

Những hoạt động này được tiến hành nhằm nhiều mục đích khác nhau như thu hút sự chú ý của các nhóm công chúng đặc biệt nào đó, quảng bá về một số hoạt động, sản phẩm mới và đặc biệt của doanh nghiệp, tổ chức...

Đây là một trong những mảng hoạt động chính của các công ty PR ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nếu bạn muốn sau này gây dựng sự nghiệp của mình trong lĩnh vực PR, hãy rèn luyện cho mình kỹ năng lên kế hoạch và tổ chức một vài sự kiện đặc biệt nhé!

Nghiên cứu và đánh giá (Research and Evaluation)

Bạn còn nhớ chức năng của PR được tóm gọn trong chữ RACE, bắt đầu bằng R (Research - nghiên cứu) và kết thúc bằng E (Evalutaion - đánh giá) không? Đây là hoạt động không thể thiếu, cần trở thành nguyên tắc và thói quen với bất cứ người làm PR chuyên nghiệp nào. Một chương trình PR phải được liên tục đánh giá để rút kinh nghiệm, làm tiền đề cho việc xây dựng những kế hoạch sau này.

Người làm PR sử dụng nhiều phương pháp của các ngành khoa học khác để tiến hành nghiên cứu, đánh giá các nhóm công chúng và chương trình. 

Kiến thức 

- Vốn ngoại ngữ và tin học

- Kiến thức về ngành nghề làm việc

- Kiến thức về văn hóa xã hội chung

Kỹ năng 

- Óc quan sát và phán đoán tốt, tư duy phân tích cao

- Năng lực tổ chức

- Biết chăm chút cho vẻ bên ngoài của mình

Khả năng 

- Khả năng giao tiếp tốt (gồm cả khả năng nói và viết)

- Biết cách tạo sự tin cậy

- Khả năng nhạy bén linh hoạt trong mọi tình huống

Thái độ 

- Niềm say mê với nghề nghiệp

Nhân viên PR làm viêc ở đâu?

- Mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… đều luôn cần tới PR, đặc biệt trong điều kiện hiện nay. Những bộ phận PR trong các cơ quan, tổ chức… gọi là PR nội bộ (PR in-house). Những công ty PR hoạt động độc lập (PR agency).

+ PR nội bộ (PR in-house)

PR nội bộ là một bộ phận trực thuộc một công ty, tổ chức riêng biệt.

+ PR độc lập (PR Agency)

Công ty PR độc lập cung cấp dịch vụ tư vấn PR và hoạt động thực tiễn (events) cho những khách hàng khác nhau, tùy theo yêu cầu.

Một số địa chỉ đào tạo

PR đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức từ các ngành khác nhau như quản trị kinh doanh, marketing, tâm lý học, xã hội học, báo chí... Bạn có thể đến với PR từ nhiều lĩnh vực học khác nhau mà không nhất thiết phải có ngay một tấm bằng về PR. Tuy nhiên, nếu tốt nghiệp các ngành như báo chí, tâm lý học, xã hội học, quản trị kinh doanh, marketing, bạn sẽ có nhiều lợi thế khi là ứng viên cho vị trí PR.

PR hiện được đào tạo tại: Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Ngoài ra một số đơn vị đào tạo và các công ty chuyên về quảng cáo cũng mở một số lớp PR ngắn hạn.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

- Cơ hội việc làm lớn

- Một nghề rất mới và bạn sẽ là một trong những người đi tiên phong

- Một nghề đầy năng động và sáng tạo

- Một nghề giao thiệp rộng rãi và phong phú

- Một nghề có nhiều cơ hội khẳng định mình.

Mức thu nhâp trung bình

Ở Việt Nam, lương của người làm PR trung bình khoảng 3 triệu đến 6 triệu/tháng. Một số công ty nước ngoài hoặc công ty liên doanh, lương của nhân viên PR ở mức 400-500 USD. Thu nhập của trưởng phòng PR ở công ty PR hoặc công ty quảng cáo chuyên nghiệp có thể lên tới  600 – 800 USD/tháng vì ngoài tiền lương, họ còn được thưởng doanh thu từ mỗi hợp đồng thực hiện.

 

Thu Thủy - HuongNghiep24h

Tổng Hợp

Chia sẻ

Định hướng nghề nghiệp


TOP VIEW