Những điều cần thiết cho công việc đầu tiên

Bạn vừa ra trường và đang "sôi sục" tìm kiếm việc làm? với những kinh nghiệm ít ỏi trong giao tiếp và môi trường làm việc mới.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, tìm được một công việc để có tiền trang trải cuộc sống là tốt - tuy nhiên chỉ kiếm tiền thôi chưa đủ. Dưới đây là những kinh nghiệm mà Kênh Tìm Việc cùng bạn trao đổi:

1. Kinh nghiệm

Có thể nói kinh nghiệm đóng vai trò then chốt cho sự nghiệp của bạn. Giai đoạn tiền khởi nghiệp bạn đừng quá xem trọng việc làm gì để kiếm thật nhiều tiền. Cho dù bạn đã tìm được một công việc ở lĩnh vực mà bạn ưa thích và với mức lương khả quan! Bạn có chắc chắn rằng mình sẽ làm việc ở vị trí đó mãi?


Ảnh minh họa.

Bạn nghĩ rằng mình sẽ thu thập được kinh nghiệm gì từ công việc đó. Cho dù sự nghiệp của bạn có đi theo hướng nào, thì có nhiều kỹ năng ở các lĩnh vực khác nhau luôn là một điều tích cực.

2. Tiềm năng

Liệu bạn có khả năng thăng chức lên một vị trí cao hơn sau một vài năm cống hiến? Liệu có những vị trí khác hấp dẫn hơn mà bạn có thể ứng tuyển nội bộ. Tìm cơ hội thăng tiến ngay trong công ty mà bạn đang làm việc sẽ dễ hơn tìm cơ hội thăng tiến ở một nơi khác. Các nhà tuyển dụng sẽ luôn ưu tiên các ứng viên nội bộ khi xét duyệt hồ sơ. Nếu công ty có chủ trương cất nhắc nhân viên thay vì thuê người ngoài về làm sếp, bạn sẽ có cơ hội trở thành một nhà quản lý ấn tượng và tiếp tục tiến lên những nấc thang sự nghiệp cao hơn.

3. Chế độ - quyền lợi

Có thể bạn sẽ nhận được mức thù lao thấp hơn nhiều so với những gì bạn xứng đáng được hưởng. Các chế độ chuẩn cho người lao động bao gồm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm lương hưu, thời gian nghỉ phép được trả lương, và nghỉ ốm, nghỉ thai sản đối với nữ.

Bạn sẽ phải chịu thiệt thòi nếu các chế độ ưu đãi dành cho người lao động biến mất - cho dù lương có cao đi chăng nữa. Hãy tự hoạch định số tiền nếu bạn phải móc hầu bao chi trả hàng tháng.

Nếu không có chế độ nghỉ phép mà vẫn có lương, bạn sẽ khó có được kỳ nghỉ thoải mái hay đi thăm họ hàng trong những ngày nghỉ. Nếu công ty có chế độ nghỉ phép, bạn vẫn cần xem xét xem công ty có linh hoạt cho nhân viên nghỉ khi có việc cần thiết không. Một số công ty có thể không cho nhân viên nghỉ trong mùa kinh doanh cao điểm.

4. Lịch sử của công ty

Trong bối cảnh biểu đồ kinh tế vĩ mô, những đợt cắt giảm nhân sự diễn ra là chóng mặt. Công ty của bạn có thể ra quyết định đóng cửa một chi nhánh nào đó hoặc tệ hơn là phá sản. Hãy kiểm tra thông tin xem công ty đã làm gì trong một vài năm gần đây, từ đó xác định xem bạn có khả năng bị sa thải hay không nếu vào làm việc ở đó. Nếu mới đây, công ty này tuyển thêm người hoặc mở thêm chi nhánh, thì đó là một tín hiệu tốt. Một tín hiệu tích cực nữa là công ty nhận được những giải thưởng uy tín.

Nếu bạn làm việc cho một công ty mới thành lập sẽ có hai mặt bạn nên tham khảo. Tiềm năng thăng tiến ở những công ty khá cao và bạn có thể phát triển sự nghiệp trong công ty. Nhưng nhiều doanh nghiệp mới không làm ăn tốt, bởi thế một công việc ở công ty lâu năm có thể ổn định hơn.

5. Môi trường làm việc

Khẳng định được môi trường làm việc cũng là một cách cải thiện tư duy và phát triển con đường sự nghiệp. Bạn phải "vật lộn" với công việc 8 tiếng một ngày? Liệu những công việc ấy có nhàm chán không? Khi bạn tới công ty để phỏng vấn, hãy đánh giá xem mọi chuyện sẽ như thế nào nếu bạn được nhận vào làm? Mọi người có mỉm cười và nói câu “xin chào”, hay họ tỏ ra “cắu bẳn”? Có sơ đồ các phòng ban của công ty ngay từ sảnh vào hay không? Mọi người chỉ im lặng làm việc tại bàn của mình hay ngồi làm việc cùng nhau?

Thực tế mô hình công việc cũng phải được kiểm nghiệm sơ bộ. Bạn có thể ra ngoài làm việc và thay đổi không khí không? Hãy đánh giá kỹ mức độ thoải mái của bạn với môi trường làm việc của công ty.

   | -Để phát triển và tiến lên những nấc thang nghề nghiệp cao hơn, bạn cần phải có nhiều kinh nghiệm- |

Khactu - St

NỘI DUNG CHÍNH
@ Hướng Nghiệp 24h.