Quản trị văn phòng Y Khoa: Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Thứ 6, 09/03/2018 | 09:29 GMT+7

Ngoài chuyên môn về hành chính, người làm công việc quản trị văn phòng Y khoa cần có kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực y khoa, dược khoa....

 
Ảnh minh họa.

Quản trị văn phòng Y khoa làm gì?

Trong một cơ sở khám chữa bệnh, đội ngũ y, bác sĩ là nòng cốt và quan trọng nhất. Nhằm giúp các y, bác sĩ tập trung tốt cho công tác chuyên môn, không vướng bận bởi các công việc sự vụ, hành chính và cơ sở y tế luôn hoạt động ổn định, chuyên nghiệp thì lực lượng thư ký, trợ lý, nhân viên văn phòng, nhân viên hành chính, kế hoạch tổng hợp,… là người đảm nhận nhiệm vụ đó.

Ngoài chuyên môn về hành chính, người làm công việc quản trị văn phòng Y khoa cần có kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực y khoa, dược khoa, công tác thăm dò chẩn đoán, tâm lý học trong hoạt động y tế, quản trị hồ sơ bệnh án, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Xem thêm:

>> Học quản trị văn phòng y khoa ở đâu? trường nào?

Quản trị Văn phòng Doanh nghiệp có gì khác Quản trị Văn phòng Y khoa?

Về tính chất, hai công việc này giống nhau, chỉ khác ở chỗ Quản trị Văn phòng Doanh nghiệp được định vị ở phạm vị rộng hơn. Quản trị Văn phòng Doanh nghiệp là công việc tại các phòng, ban chuyên về hành chính, văn thư, tổng hợp, phòng nhân sự của các cơ quan nhà nước, trường học, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các công ty trong nước, quốc tế,… Đặc biệt, vị trí thư ký, trợ lý cho Tổng giám đốc và chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tập đoàn đa quốc gia đều là những người có kiến thức chuyên sâu về quản trị văn phòng.

Nếu một người theo học Quản trị Văn phòng Y khoa hoặc từng kinh qua lĩnh vực này thì có thể làm việc trong một công ty, doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực y tế được không thưa ông?

Vấn đề “nhảy việc” giữa hai chuyên ngành này là hoàn toàn chấp nhận được vì nó cùng thuộc ngành nghề Quản trị Văn phòng. Tuy nhiên muốn làm việc trong các cơ sở y tế thì cần thêm thời gian đào tạo để có kiến thức tổng quan về lĩnh vực y tế và ngược lại.

Cơ hội nghề nghiệp của Quản trị văn phòng Y khoa?

Hiện tại cả nước có hơn 1.500 bệnh viện trong đó có 170 bệnh viện tư nhân, bệnh viện quốc tế; hơn 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế. Định hướng phát triển ngành y tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 sẽ xây mới và đưa vào hoạt động khoảng 25 bệnh viện tuyến trung ương và chuyên khoa. Số liệu này cho thấy nhu cầu nhân lực trong ngành y tế rất lớn và cơ hội việc làm cho nghề Quản trị văn phòng Y khoa vì thế sẽ dồi dào.

 

Biên Thùy (T.H)

 

 

Chia sẻ

Tư vấn nghề nghiệp


TOP VIEW