Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu cho công nghiệp; nông sản để xuất khẩu... Do vậy, nghề trồng trọt vẫn là nghề muôn đời và đang ngày càng có giá trị bởi sức ép về Lương thực thực phẩm cho con người ngày một gia tăng.
Trồng trọt nghĩa là gì?
Trồng trọt là ngành học nghiên cứu về các loại cây trồng và tất cả yếu tố làm gia tăng sự phát triển của chúng như ánh sáng, nước, nhiệt độ và dưỡng chất, cũng như là những điều kiện ngăn cản sự phát triển của cây trồng như cỏ dại, bệnh, côn trùng...
Khác với chăn nuôi, trồng trọt đi sâu vào các loại cây trồng còn chăn nuôi đi sâu về con giống, giống vật nuôi.
Kỹ sư trồng trọt sẽ có kiến thức về: chất lượng môi trường, sinh thái, công nghệ sinh học, sinh lý thực vật, khoa học thảm cỏ, quản lý dịch bệnh, di truyền học, chọn tạo giống cây trồng, sinh học phân tử, khoa học hạt giống, dinh dưỡng, bệnh cây, toán học và xây dựng mô hình, phát triển quốc tế… Với những kiến thức ấy, Kỹ sư trồng trọt nhận dạng, giải thích và quản lý cây trồng để dùng trong nông nghiệp, trong trang trí khu đô thị và đất chăn thả theo phương pháp bền vững môi trường.
Kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành Trồng trọt (khoa học cây trồng) được đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có kỹ năng nghiệp vụ giải quyết các vấn đề sản xuất trong ngành trồng trọt (kỹ thuật canh tác, giống, sâu bệnh…). Chuyên ngành trồng trọt trang bị cho học viên kiến thức đại cương và các kiến thức chuyên ngành như: Hình thái và giải phẫu thực vật; thổ nhưỡng và phì nhiêu đất; côn trùng nông nghiệp đại cương; nông học đại cương; di truyền - giống cây trồng; sinh lý thực vật; bệnh cây nông nghiệp đại cương…
Một số tố chất cần có khi theo đuổi nghề này:
Để làm một kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành trồng trọt, bạn cần phải có những đòi hỏi nhỏ dưới đây nếu muốn tồn tại và phát triển nghề
- Yêu thiên nhiên, môi trường
- Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên
- Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng
- Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật
- Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển)
- Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên
- Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên
- Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý
Các địa chỉ trường đào tạo ngành nghề trồng trọt (dành cho người đam mê)
Bạn có thể học ngành trồng trọt tại các trường:
- Trường Đại học Nông nghiệp 1,
- Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh,
- Trường Đại học An Giang,
- Trường Đại học Cần Thơ,
- Trường Cao đẳng Nông Lâm v.v...
Ngành trồng trọt ở Việt Nam ra trường làm gì?
Những kỹ sư trồng trọt khi ra trường có cơ hội Nghề nghiệp phong phú và cũng đầy sáng tạo, thách thức. Họ có thể làm việc tại: các công ty giống cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, Các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hoá chất nông nghiệp, các trường Đại học và cao đẳng với công tác nghiên cứu và giảng dạy…Tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực trồng trọt.
Việc làm ngành trồng trọt
Công việc chính của một kỹ sư trồng trọt có kiến thức về: chất lượng môi trường, sinh thái, công nghệ sinh học, sinh lý thực vật, khoa học thảm cỏ, quản lý dịch bệnh, di truyền học, chọn tạo giống cây trồng, sinh học phân tử, khoa học hạt giống, dinh dưỡng, bệnh cây, toán học và xây dựng mô hình, phát triển quốc tế…
Với những kiến thức trên, người kỹ sư trồng trọt nhận dạng, giải thích và quản lý cây trồng để dùng trong nông nghiệp, trong trang trí khu đô thị và đất chăn thả theo phương pháp bền vững môi trường
Tổng hợp