Quản lý nhân sự dần trở thành bộ phận không thể thiếu trong các công ty, doanh nghiệp và tổ chức. Hiện nay, quản lý nhân sự cũng đang được nhiều bạn trẻ yêu thích và muốn theo đuổi. Dưới đây là một số thông tin cơ bản để bạn tìm hiểu về ngành này.
Quản lý nhân sự là quản lý con người. Ảnh: internet
Trình độ học vấn
Trên thực tế, một số công ty không tuyển dụng nhân viên quản lý nhân sự dựa trên bằng cấp, thay vào đó, họ tuyen dung chủ yếu dựa trên kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nhìn chung điều kiện cho vị trí quản lý nhân sự là tốt nghiệp Đại học, có kỹ năng giao tiếp và thương lượng tốt. Nếu yêu thích ngành nghề này, bạn có thể khởi đầu bằng cách tham gia các khóa học ngắn hạn, đào tạo nghiệp vụ quản lý ở các trường Đại Học Kinh tế, Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Ngoại thương…
Chương trình học
Hiện nay, ngành quản lý nhân sự còn khá mới mẻ tại Việt Nam, vì thế, tự học và tích lũy kinh nghiệm vẫn là chìa khóa giúp bạn thành công trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện một số kỹ năng như soạn thảo và trình bày văn bản, thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị văn phòng…
Môi trường việc làm
Quản lý nhân sự sẽ làm việc tại văn phòng công ty và giao tiếp với nhiều người, nhiều ban, nhiều bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, ở một số công ty nhỏ, người thư ký hoặc người phụ trách hành chánh văn phòng sẽ kiêm luôn nhiệm vụ quản lý nhân sự. Do đó, bạn có thể bắt đầu từ các vị trí này để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.
Những tố chất cần thiết
Khả năng đánh giá và suy xét thận trọng là tố chất quan trọng nhất. Bộ phận quản lý nhân sự là nơi nắm rõ thông tin về nhân viên nhất. Vì thế, những thông tin mật như nhân viên nào được thăng chức hay bị sa thải, lương tháng hay bản đánh giá công việc của các nhân viên đều phải được giữ kín.
Ngoài ra, để làm việc trong lĩnh vực quan ly nhan su, bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt, nếu không thì có lẽ quản lý nhân sự không phải là nghề phù hợp với bạn.
Tính chất công việc
Nhân viên quản lý nhân sự thường phụ trách các công việc sau đây:
- Thực hiện công tác tuyển dụng.
- Theo dõi và triển khai công tác đào tạo.
- Chấm công, tính lương cho nhân viên.
- Đăng ký và theo dõi bảo hiểm xã hội, nghỉ ốm, tai nạn.
- Xây dựng các chính sách, quy chế về nội quy lao động, tiền lương, phúc lợi.
- Thực hiện các chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực.
Triển vọng nghề nghiệp
Nghề nhân sự có vai trò quan trọng trong một tổ chức, công ty. Thu nhập của nghề này cũng khá ổn định. Nếu làm việc tốt tại bộ phận nhan su, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn, chẳng hạn như: Trợ lý, Phó phòng, Trưởng phòng, Giám Đốc Nhân sự.
Hoàng Vi-kênh tìm việc
Tìm việc làm quản lý nhân sự?