Hướng nghiệp: Học nghề gì hiện nay?

Thứ 7, 23/01/2016 | 22:06 GMT+7

Nên học nghề gì để xây dựng sự nghiệp hiện nay luôn là bài toán khó đối với nhiều con em. Học gì để có một nghề vững chắc?

Số liệu thất nghiệp: 178.000 cử nhân, thạc sĩ trên cả nước đang trong tình trạng thất nghiệp

Xem thêm:

>> Học nghề gì 2016?

>> Học nghề gì dễ xin việc cho nữ?

Theo số liệu thống kê nửa cuối năm 2015, số người thất nghiệp đạt ngưỡng mức báo động tăng 16.000 người so với thời điểm năm 2014, Đây là vấn đề dấy lên một sự lo lắng không hề nhỏ trong xã hội nói chung và nền giáo dục Việt Nam nói riêng.

Học nghề gì hiện nay - hoc nghe gi hien nay

Báo cáo thống kê cho thấy một thực tế: Tỷ lệ người thất nghiệp thấp nhất hiện nay trong xã hội lại là nhóm lao động không-có-bằng- cấp, chứng chỉ, với tỷ lệ chỉ 1,97%, trong khi đó tỷ lệ người thất nghiệp cao nhất lại là người có bằng Cao đẳng nghề, Cao đẳng chuyên nghiệp là: 6,9-7,2%.

Việc có bằng cấp mà vẫn thất nghiệp có thể lý giải là do phần đông chỉ biết giải quyết nhu cầu trước mắt là bằng cấp, bỏ qua nhu cầu việc làm của xã hội. Không quan tâm đến thông tin cập nhật nhu cầu nguồn lực để định hướng nghề nghiệp tốt.

Mặt khác, vấn nạn thất nghiệp hiện nay còn phản ánh một thực tế giáo dục đó là đào tạo nặng lý thuyết, không có tính ứng dụng thực tế. Cho nên, phần lớn sinh viên ra trường đều có một tâm lý chung: Không tự tin xin việc vì... không biết bắt đầu từ đầu và làm được gì.

Nên học nghề gì hiện nay để không thất nghiệp

Theo Dân trí, chỉ khi thất nghiệp, phải tiếp tục sống "ăn bám" bố mẹ hay người thân khi trong tay có "mớ" bằng cấp thì người ta mới bừng tỉnh về hệ quả của cuộc chạy đua bằng cấp. Bạn rút ra được điều gì từ con số gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp?- Những người đang đứng trước thời điểm quyết định: Học cái gì và Làm cái gì?. Đó là những bậc phụ huynh đang phải đưa ra định hướng con đường học vấn và nghề nghiệp cho con em mình? Ông Vũ Trần Lâm, Giám đốc VTC Academy Hà Nội - trung tâm đào tạo các lĩnh vực nghề được xem là sang và sáng của nền kinh tế: lập trình và thiết kế, các lớp học viên của trung tâm tự tin... nằm ngoài nguy cơ thất nghiệp của xã hội, thậm chí không ít học viên của trung tâm còn "nổi tiếng" có thu nhập "khủng" ngay khi đang theo học, ông chia sẻ:

"Do mong muốn hợp lực cùng doanh nghiệp của khối ngành công nghệ nội dung số để đưa ra bức tranh nhân lực khan hiếm hiện nay của ngành, chúng tôi quyết định tổ chức một chương trình hoàn toàn miễn phí để giúp các bậc phụ huynh, các bạn trẻ có cơ hội được tìm hiểu thông tin đầy đủ, đa chiều về những ngành nghề còn nhiều mới lạ, nhưng thực tế lại là ngành nghề đang thực sự "khát" nguồn nhân lực nhất hiện nay tại Việt Nam, ít nhất kéo dài trong 10 năm nữa. Tôi tin rằng cơ hội việc làm cho mỗi người là như nhau, nhưng người đến đích và gặt hái thắng lợi chỉ dành cho người đón đầu và biết nắm bắt thông tin".

Học nghề để làm thợ trước khi muốn làm thầy?

Câu chuyện “thừa thầy thiếu thợ” càng trở thành tâm điểm khi nhiều cử nhân, thạc sĩ đăng ký học lại trung cấp, cao đẳng nghề vì thất nghiệp. Tấm bằng đại học không còn là tấm vé thông hành cho các cử nhân khi thị trường lao động đang bị bão hòa bởi số lượng lớn lao động có bằng đại học và sau đại học không đáp ứng được nhu cầu về năng lực. Những ứng viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo nghề với lợi thế về kiến thức cũng như kỹ năng được đào tạo bài bản đang có những cơ hội lớn trong việc cạnh tranh tìm kiếm cơ hội và phát triển nghề nghiệp.

Đã đến lúc các bậc phụ huynh và các bạn học sinh cần Thay đổi quan điểm của mình về chọn trường, chọn nghề. Học sinh tốt nghiệp THPT cần xác định được hướng đi đúng đắn cho mình trong việc chọn trường, chọn nghề. Hãy chọn cho mình một nghề phù hợp với khả năng, thay vì quá chú trọng vào việc chọn những tên  trường Đại học danh tiếng.

Có thể nhận thấy, bằng cấp đại học hiện nay đã không còn là con át chủ bài giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng. Chính những kỹ năng, thái độ làm việc sẽ giúp ứng viên dễ dàng có được cái gật đầu của các chuyên gia săn đầu người. Hãy sáng suốt trong việc lựa chọn trở thành một người thầy kém hay một người thợ giỏi cho tương lai của mình.

Tổng hợp

Chia sẻ

Học nghề

Học nghề


TOP VIEW