Học nghề gì dễ dễ lập nghiệp

Thứ 4, 27/01/2016 | 15:47 GMT+7

Chuyên mục học nghề liên tục cập nhật các tin tức về nghề nghiệp cho các bạn sự lựa chọn tốt nhất, khách quan nhất. Học nghề gì dễ lập nghiệp...

Ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu bạn đọc những nghề dễ xin việc, dễ kiếm tiền nhất 2016. Trong bài này ta cùng thảo luận về một câu hỏi "học nghề gì dễ lập nghiệp" và có tương lai ổn định, chỗ đứng vững chắc trong xã hội hiện nay.

>>> Xem bài trước: Học nghề gì dễ xin việc 2016

 

Học nghề gì dễ lập nghiệp 2016

 

Để dễ tìm việc làm và có một việc làm tốt sau này, thí sinh không nên đua theo các ngành nghề “cao sang” mà nên chọn nghề phù hợp với mình, vì có phù hợp với khả năng của mình thì mới có thể học giỏi và hẳn nhiên cơ hội việc làm sau tốt nghiệp cũng tốt hơn. Có thể thấy rất nhiều ngành chủ lực của các Trường đại học, cao đẳng như : kinh tế và quản trị kinh doanh, kế toán - kiểm toán, ngoại ngữ, điện - điện tử, khách sạn - nhà hàng - du lịch, tài chính - ngân hàng, xây dựng, y - Dược, kiến trúc, công nghệ thông tin, nông - lâm ngiệp, thủy - hải sản, … Trong số đó ngành nào cơ hội dễ kiếm việc cũng rất cao tùy theo ý thức lao động của mỗi người, nếu ai cũng muốn “việc nhẹ lương cao” hoặc “sáng sách cặp đi tối sách cặp về” thì khi tốt nghiệp sẽ phát sinh “thầy thừa thiếu thợ”, nhiều cử nhân và kỹ sư sẽ thất nghiệp, người có việc thì thu nhập hạn chế vì ảnh hưởng của “mặt bằng giá lao động” và chênh lệch cung cầu lao động trên thị trường. Việc chọn ngành có thu nhập cao cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn, với những ngành hiện có lương cao thì sau 5 năm nữa nhu cầu xã hội sẽ cân bằng, chỉ một số ngành lương rất cao thì sau 5 năm nữa vẫn có thể còn thiếu nguồn nhân lực, còn lại những ngành tiền lương vừa phải tức là nhu cầu lao động đã bão hòa và tỷ lệ thất nghiệp đang cao thì sẽ khó có việc làm.

 

Như vậy, câu trả lời “học ngành gì dễ lập nghiệp” là “Học ngành gì cũng được, có thể đại học, cao đẳng, trung cấp hay bất kỳ nghề gì miễn phù hợp với sở thích và năng lực bản thân, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Học cái gì không quan trọng bằng việc học xong thì làm cái gì?”. Rất nhiều bạn trẻ hiểu được nỗi cơ cực của “chân lấm tay bùn” nên phấn đấu thi vào các trường danh tiếng ở những thành phố lớn, chi phí ăn học trong mấy năm sinh viên là khoản “đầu tư” không ít của gia đình, nhưng khi ra trường một số ít thành công đúng ngành nghề và từ khoản “đầu tư đúng chỗ”, một số làm những công việc trái với ngành đã học hay thất nghiệp vì chê lương ít thì coi như gia đình uổng phí khoản đầu tư, phần lớn sinh viên ra trường có đồng lương đủ trang trải cuộc sống và tích góp trả nợ “khoản đầu tư” trong rất nhiều năm mới “huề vốn”, nếu làm bài toán như bác nông dân thì số tiền đó nuôi hai con bò sau chừng đó năm vẫn lãi to.

Vậy “Học ngành gì để làm giàu?” Ngày xưa ông cha ta có câu: "Nhất nghệ tinh nhất thân vinh", hay “Vô thương bất phú”, còn ngày nay những người hóm hỉnh thì cho rằng : “Có 4 cách làm giàu nhanh nhất và hiệu quả nhất, một là ăn xin, hai là ăn cướp, ba là đi buôn, bốn là sản xuất” (Tạm giải nghĩa thế này : “ăn xin” là xin cơ chế đầu tư hay xây dựng cơ bản cho tập thể để rút ruột trục lợi cá nhân, “ăn cướp” là tham nhũng tiền của xã hội thành tiền túi của mình, hai cái này rất tiêu cực không nên làm và không phải ai cũng làm được, còn đi buôn là đầu tư, kinh doanh mua bán thì ai cũng biết rồi, sản xuất là làm ra sản phẩm, cho dù sản phẩm trí tuệ, sản phẩm tinh thần hay vật chất cũng được cả, hai cái đi buôn và sản xuất thì khuyến khích mọi người nên làm, những tỷ phú trên thế giới này đều thành công từ đầu tư và sản xuất đó các bạn). Vì thế, hãy đừng thất vọng khi ta không đỗ đại học bởi cái đích thành công vẫn ở phía trước, không quan trọng việc ta đến với nó bằng con đường nào mà quan trọng là ta phải đi như thế nào để đến được cái đích ấy, phải có niềm tin và ước mơ để đến với thành công bằng chính năng lực và sự nỗ lực của bản thân khi ta vẫn còn hoài bão và sức trẻ.

 

Có một nghịch lý vẫn thường xảy ra như thế này : Sau 10 năm kể từ khi tốt nghiệp đại học, những sinh viên “ngồi bàn đầu” học giỏi và nhiều bằng cấp phần lớn vẫn ít thành công hơn những người “ngồi bàn cuối”, vì rằng học giỏi nhiều bằng thì lúc nào cũng tự tin để đi xin việc (làm thuê), trong số đó rất ít người thành công thực sự, còn phần lớn đang tạm ổn với mức lương đủ sống và luôn mơ ước “nhà lầu, xe hơi” đến cuối đời. Ngược lại những người bị nhà tuyển dụng “chê” thì họ phải tự bươn chải, mày mò tìm thông tin việc làm và cuối cùng thì những người có nghị lực luôn tự tìm ra một hướng đi phù hợp cho mình (làm chủ) và thành công. Vì vậy cần nhận thức được giá trị gia tăng của sức lao động, một người (khi ta làm thuê) thì không thể làm hơn nhiều người (khi ta làm chủ), người làm thuê có làm mới có lương, tạo ra 3 đồng mới hưởng được 1 đồng, còn người làm chủ khi nằm ngủ thì tiền vẫn “đẻ” (với người chủ cơ sở sản xuất thì khi nghỉ có thể công nhân vẫn tạo ra sản phẩm, với người nông dân thì khi ngủ con gà, con heo vẫn lớn).

Tóm lại, mong các bạn trẻ hãy cố gắng học để trở thành những nhà đầu tư và sản xuất giỏi! Một lớp học có 30 em thì mong sao có 5 em sẽ là nhà đầu tư và 20 em sẽ là nhà sản xuất (5 em còn lại làm những nhành quan trọng khác cho đất nước như quân sự, chính trị, bác sỹ, giáo viên, tôn giáo, …) đừng em nào thất nghiệp cả đấy nhé! Có người đầu tư thì người sản xuất không sợ thất nghiệp và ngược lại, các bạn trẻ đang thất nghiệp thì hãy cố gắng tự tạo cho mình một việc làm, có bác nông dân rất giàu nhờ chăn nuôi và sản xuất thì các bạn đừng mặc cảm khi làm bất cứ nghề gì chân chính, kể cả bắt đầu bằng việc …. nuôi 2 con gà cũng được! Thế giới chỉ giàu lên nhờ sản xuất đó các bạn, ai cũng thích “ăn xin”, “ăn cướp” hay đi buôn thì một ngày nào đó các bạn sẽ tự hỏi “Sao gạo đâu hết cả rồi?” hay “Sao bán đôi đũa gì mà mắc thế?”. Nước ta không còn “rừng vàng, biển bạc” như trong sách giáo khoa các bạn học, nhưng nếu các bạn biết nỗ lực thì những mảnh đất hoang khô cằn, đồng ruộng, sông suối sẽ trở thành “rừng vàng, biển bạc” thực sự các bạn nhé! Hãy biết ước mơ “Cái gì thế giới làm được thì mình cũng có thể làm được! Cái gì thế giới chưa làm được nếu mình làm được thì …” Các bạn trả lời được chứ?

St

Chia sẻ

Học nghề


TOP VIEW