Ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử

Thứ 2, 11/09/2023 | 08:16 GMT+7

Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử được nhận định là một ngành không bao giờ “lỗi mốt”. Trong những năm gần đây, ngành này càng trở nên “hot” hơn. Trước cánh cửa đại học, rất nhiều bạn trẻ vẫn còn băn khoăn và chưa thực sự hiểu về ngành học này.

Ảnh minh họa.

>>> Xem thêm: Ngành Kỹ thuật Y sinh là gì? Cơ hội nghề nghiệp, mức lương

Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử là gì?

Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử là lĩnh vực công nghệ kỹ thuật thực hiện và áp dụng các nguyên tắc của kỹ thuật điện để thiết kế, phát triển, thử nghiệm và sản xuất các thiết bị điện và điện tử như thiết bị liên lạc, radar, thiết bị đo lường hoặc điều khiển công nghiệp và y tế, thiết bị dẫn đường, robot và máy tính.

Học ngành này, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Điện, Điện tử và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Do đó, sinh viên sẽ có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị Điện, Điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời;… và có thể tiếp cận với các thành tựu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện, điện tử,…

Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử phù hợp với đối tượng nào?

>>> Xem thêm: Nữ giới nên học khối ngành nghề gì?

Có người cho rằng ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử khá khô khan, phù hợp với nam giới hơn. Thực ra đây là ngành không phân biệt là nam hay nữ mà cần người có khả năng chuyên môn, có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, có tư duy hệ thống và tư duy phân tích, có khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và khả năng làm việc nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế. Tất cả yêu cầu trên bạn sẽ được trang bị và đào tạo khi đang theo học, chỉ cần bạn có đam mê, ham học hỏi và thích sáng tạo.

Học ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử ra trường làm gì?

Trong nhiều năm qua, nhu cầu nguồn nhân lực về lĩnh vực Kỹ thuật Điện - Điện tử) là rất lớn và phong phú. Hơn thế nữa, Việt Nam đã và đang hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới. Các công ty, tập đoàn lớn có xu hướng chuyển dịch kinh tế, đầu tư phát triển mạnh vào nước ta như: Intel, Samsung, LG,.... Theo dự báo, trong vài năm tới Việt Nam sẽ là một trong những trung tâm chế tạo sản phẩm điện tử lớn trong các nước ASEAN.

Do đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận các vị trí như: chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng…; nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao; làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc; hoặc có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và có thể tham gia giảng dạy tai các trường đại học, cao đẳng,...

Một số cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử

Những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử có uy tín như trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,... sinh viên còn được chú trọng rèn luyện thêm kỹ năng mềm cần thiệt để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điện, điện tử bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả,...

Xã hội phát triển, việc hiện đại hoá sản xuất để nâng cao năng suất lao động là nhu cầu rất cần thiết. Một khi đã hiểu rõ ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử, thì việc khám phá cơ hội nghề nghiệp của ngành học này sẽ giúp bạn tự tin hơn với sự chọn lựa của mình.

Chia sẻ

Định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp


TOP VIEW