Điểm khác biệt ở kì thi THPT quốc gia từ 2015, 2016 là thí sinh sẽ không phải đăng ký tuyển sinh vào các ngành đào tạo, các trường ĐH, CĐ trước khi diễn ra kì thi mà sẽ đăng ký trường hoặc ngành sau khi biết điểm thi.
Trước khi thi học sinh chỉ làm hồ sơ chọn đăng ký xem mình sẽ thi những môn gì
Sau khi thi xong các em sẽ được quyền chọn trường mà mình muốn xét tuyển vào. Cụ thể việc xét tuyển có bao nhiêu nguyện vọng và năm 2016 có còn cấp giấy chứng nhận điểm thi hay không sẽ đợi quy chế chính thức và sẽ cập nhật bổ sung vào bài viết này.
Việc chọn trường hoặc ngành sau khi biết điểm sẽ tránh cho thí sinh phải chịu rủi ro cao, không bỏ sót những thí sinh có kết quả điểm thi tốt nhưng đăng kí vào ngành quá sức của mình. Tuy nhiên, đây cũng chính là hệ lụy của việc chạy loạn ở năm ngoái 2015. Nhiều thí sinh đổ xô đi lùa các hồ sơ vào các trường đại học dẫn đến tình trạng một số trường thừa điểm vào vẫn ... trật
Tuy nhiên thực tế khi chọn môn thi các em phải chú ý cần biết trường muốn xét tuyển vào trường yêu cầu những môn gì khi xét tuyển để đăng ký thi những khối đó trong kỳ thi THPT quốc gia cho phù hơp
Chỉ có một đề thi không còn đề thi theo khối như các năm 2014 trở về trước
Từ năm 2015 không còn đề thi theo Khối Mà mỗi môn sẽ chỉ có một đề duy nhất trong đề thi sẽ có các phần khó và dễ để phân loại thí sinh.
Khối Thi mới bắt buộc phải có môn Toán hoặc Ngữ Văn
Bộ giáo dục cho phép các trường có thể bổ sung thêm các tổ hợp môn (khối thi cũ) mới để xét tuyển, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng kết quả của ít nhất 3 môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán hoặc Ngữ Văn để xét tuyển. Các môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của chuyên ngành đào tạo, không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành. Các trường, ngành năng khiếu có thể sử dụng kết quả thi của ít nhất một môn văn hóa kết hợp với kết quả các môn thi năng khiếu để xét tuyển tổng hợp